| Hotline: 0983.970.780

Đàm phán ASEAN và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông sắp diễn ra

Thứ Bảy 16/02/2019 , 20:21 (GMT+7)

Theo The Straits Times, sáng 16/2, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cho biết, các cuộc thương lượng về một thỏa thuận giữa các nước thuộc Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc nhằm giảm bớt căng thẳng ở Biển Đông sẽ bắt đầu vào cuối tháng này.

Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Bộ Quốc phòng Singapore cho biết, phát biểu tại Hội nghị bàn tròn về an ninh biển trong khuôn khổ Hội nghị An ninh Munich ở Đức, Bộ trưởng Ng Eng Hen nói: "Hồi tháng 11/2018 ở Singapore, Thủ tướng (Trung Quốc) Lý Khắc Cường đã đề xuất thời gian phù hợp để hoàn tất COC (Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông) là trong ba năm."

Ông cũng nhấn mạnh, "với tư cách là chủ tịch ADMM/ADMM+ (lần lượt là Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng) năm 2018, chúng tôi đã phát triển Bộ quy tắc hướng dẫn tránh va chạm quân sự bất ngờ trên không (Game), đây là bộ quy tắc đầu tiên như vậy trên thế giới. Với tư cách là điều phối viên giữa ASEAN và Trung Quốc, chúng tôi cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện thành công cuộc tập trận trên biển ASEAN-Trung Quốc giữa các lực lượng hải quân của hai bên trong năm 2018. Tất cả những hoạt động đó là các biện pháp xây dựng lòng tin thiết thực giảm thiểu nguy cơ tính toán sai lầm, xây dựng niềm tin và sự tin cậy giữa quân đội các nước."

Tuy nhiên, Bộ trưởng Ng Eng Hen cũng lưu ý không ai nghĩ rằng có một nước nào cố gắng dùng vũ lực để đánh bật Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) ra khỏi các thực thể mà Bắc Kinh xây dựng các căn cứ quân sự ở Biển Đông. Tuy nhiên, theo ông, để đảm bảo sự ổn định ở Biển Đông, ASEAN đã thực hiện cách tiếp cận thiết thực là thương lượng về COC "để kiềm chế nếu (các bên) không tuân thủ bộ quy tắc ứng xử này."

Các cuộc thương lượng về COC bắt đầu vào tháng 3/2018, sau khi thỏa thuận khung của bộ quy tắc này được thông qua năm 2017. Trong hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 11/2018 ở Singapore, ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí sớm hoàn tất COC.

(vietnamplus.vn)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm