| Hotline: 0983.970.780

Đạm xanh N46 Plus và Kali Cà Mau hiệu quả cho cà phê

Thứ Năm 06/12/2018 , 17:29 (GMT+7)

Đạm Cà Mau vừa tổ chức tổng kết mô hình trình diễn phân bón N.46 Plus (đạm xanh Cà Mau) & Kali Cà Mau rất hiệu quả cho cây cà phê Robusta tại Bảo Lâm, Lâm Đồng…

 Mô hình trình diễn phân bón N.46 Plus và Kali Cà Mau rất hiệu quả cho cây cà phê Robusta Lâm Đồng

Cuối tháng 11 vừa qua, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng, tổ chức thành công loạt hội thảo tổng kết mô hình trình diễn phân bón N.46 Plus (đạm xanh Cà Mau) & Kali Cà Mau trên cây cà phê Robusta tại vườn của anh Hoàng Đức Thắng, chị Nguyễn Thị Ngọc Tâm ở xã Lộc An, xã Lộc Thắng, Bảo Lâm, Lâm Đồng…

Dự hội thảo, có đại diện Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng, đại diện Cty Đạm Cà Mau và hơn 150 nông dân trên địa bàn các xã. Trên mô hình trình diễn, anh Thắng, chị Tâm sử dụng phân đạm xanh Cà Mau và Kali Cà Mau trên 0.5 ha vườn cà phê và 0.45 ha vườn cà phê theo tập quán bón của nông dân (nông dân đang sử dụng ure của Đạm Cà Mau) và thời gian thu hoạch là tháng 12/2018.

Tại hội thảo, các đại biểu và bà con nông dân đã được trực tiếp xem mô hình trình diễn phân bón đạm xanh Cà Mau & Kali Cà Mau trên cây cà phê Robusta và đánh giá rất cao về năng suất, chất lượng vượt trội so với mô hình đối chứng.

Tại hội thảo, đại diện cán bộ kỹ thuật theo dõi mô hình của Trung tâm khuyến nông tỉnh Lâm Đồng đã có báo cáo theo dõi, phân tích các chỉ tiêu và đánh giá những kết quả mà mô hình đã đạt được. Hầu hết các chỉ tiêu về sinh trưởng như: chiều dài cành dự trữ; tốc độ ra đốt; số đốt trên cành…. đều vượt trội so với đối chứng. Thành phần và tỷ lệ sâu bệnh ở mô hình trình diễn thấp hơn nhiều so với mô hình đối chứng. Đặc biệt chi phí đầu tư phân bón Đạm Cà Mau cho một tấn sản phẩm ở mô hình trình diễn thấp hơn đối chứng, cụ thể năng suất của mô hình trình diễn đạt 5.2 tấn nhân cà phê/ha, mô hình đối chứng là 4.7 tấn nhân cà phê/ha. Về hiệu quả kinh tế: tổng thu của mô hình trình diễn đạt 187.000.000 Đ/ha, trong khi đó tổng thu của mô hình đối chứng là 169.200.0000 Đ/ha. Chênh lệch tổng thu giữa hai mô hình là 17.800.000Đ/ha.

 Anh Hán Quỳnh Châu, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng cho biết: “Sử dụng đạm xanh Cà Mau và Kali Cà Mau tác động tốt lên cây cà phê. Kích thích khả năng ra rễ của cây, hạn chế rụng trái non và bệnh khô cành, khô quả. Qua theo dõi, năng suất thực tế cà phê nhân khô ở vườn trình diễn nhận thấy: Năng suất bình quân tăng 9,6 % so với vườn đối chứng (tăng 0,6 tấn nhân khô/ha). Do tỷ lệ khô trái, rụng trái ít, tỷ lệ cà phê nhân khô/quả tươi đạt cao hơn so với vườn đối chứng. Từ đó, dẫn đến hiệu quả kinh tế tăng, giúp người dân tăng thêm thu nhập 14.740.000đ/ha/năm so với không sử dụng đạm xanh Cà Mau và Kali Cà Mau”. Anh Châu cũng đánh giá rất cao về chất lượng và hiệu quả kinh tế mà bộ sản phẩm phân bón của Đạm Cà Mau mang lại. Qua đây cũng khuyến cáo bà con nông dân nên sử dụng sản phẩm phân bón chất lượng cao và bộ sản phẩm phân bón của Đạm Cà Mau là giải pháp hữu hiệu để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao cho người trồng cà phê.

Xem thêm
Nuôi dê chủ yếu bằng trái cây

ĐẮK NÔNG Thức ăn của đàn dê chủ yếu là những thứ có sẵn trong vườn như mít, chuối, cỏ ngọt nên thịt dê đạt chất lượng cao, thương lái 'tranh nhau mua'.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.