| Hotline: 0983.970.780

Dân không ruộng giữa đại dự án “tiểu Tuần Châu”

Thứ Tư 20/03/2013 , 08:51 (GMT+7)

Khởi công rầm rộ, cờ hoa rợp trời, khách mời đông nghịt, nhưng đại dự án Khu du lịch sinh thái Tuần Châu – Hà Tây, hay còn gọi là dự án “tiểu Tuần Châu giữa lòng Thủ đô” (xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) sau gần 6 năm vẫn chỉ là bãi đất hoang. Nông dân thì không còn ruộng canh tác.

Khởi công rầm rộ, cờ hoa rợp trời, khách mời đông nghịt, nhưng đại dự án Khu du lịch sinh thái Tuần Châu – Hà Tây, hay còn gọi là dự án “tiểu Tuần Châu giữa lòng Thủ đô” (xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) sau gần 6 năm vẫn chỉ là bãi đất hoang. Nông dân thì không còn ruộng canh tác.

>> Khu công nghiệp... bốc mùi!
>> Trở đi mắc núi, trở lại mắc sông!
>> Dân mong được trả lại ruộng
>> Nông dân ''khát'' đất
>> Lấy đất nông nghiệp làm khu dân cư ''ma''!
>> Lem nhem KCN Xuyên Á

“Động khẩu” nhưng chưa “động thủ”

Sài Sơn có danh thắng chùa Thầy. Xứ Đoài này cách đây khoảng 6 năm là chốn bình yên với những cánh đồng cò bay thẳng cánh. Người dân chăm chỉ làm ăn, năm này qua năm khác. Và, lúc đó chẳng ai có thể nghĩ rằng, chỉ sau đó một thời gian ngắn, trước khi hợp nhất tỉnh Hà Tây về với Thủ đô, nơi đây đã bị chia năm xẻ bảy bởi các dự án được gọi là du lịch sinh thái.

Dự án du lịch sinh thái lớn nhất thuộc về chủ đầu tư là Cty CP Tuần Châu Hà Tây, nay là Tuần Châu Hà Nội, với tổng diện tích gần 200 ha đất canh tác được thu hồi từ chính những nông dân xứ Đoài bao đời chân lấm tay bùn. Ngặt một nỗi, dự án này lại án ngữ dưới chân núi chùa Thầy, một nơi linh thiêng nằm lọt thỏm giữa không gian toàn… vui chơi giải trí.


Con đường dẫn vào dự án bao năm nay vẫn chưa hoàn thành

Xã Sài Sơn có hơn 500 ha đất canh tác, thì có tới 460 ha đất nằm trong diện thu hồi. Ở đây giờ không còn những cánh đồng bao la ngô, lúa, mà chỉ là những bãi đất hoang lổn nhổn đá. Con đường dẫn vào những dự án của Cty Tuần Châu Hà Nội, Cty CP Thương mại quốc tế D&S với dự án Khu du lịch sinh thái Thiên Minh… rợp bụi đỏ, đầy những ổ voi ổ gà. Xa xa, từng đàn bò gặm cỏ yên bình như chưa hề chứng kiến cuộc vật lộn giữ đất của người dân nơi đây với chủ đầu tư. Còn phía văn phòng điều hành của dự án Tuần Châu Hà Nội, hàng rào tôn được dựng lên đã lấm lem bởi bụi đất, hoen rỉ. Hàng chữ “An toàn là bạn, tai nạn là thù” in trên hàng rào xem ra không còn phù hợp với thực tại lắm, bởi dự án đã xây dựng được gì đâu mà lo mất an toàn. Đã qua hơn 5 năm, giấc mơ “tiểu Tuần Châu giữa lòng Thủ đô” vẫn còn xa vời quá. Người dân nơi đây nói với nhau rằng, với lễ khởi công hoành tráng rồi bỏ hoang, chủ đầu tư mới “động khẩu” mà chưa “động thủ”.

Bà Nguyễn Thị Năm, người dân thôn Đa Phúc, xã Sài Sơn, cho biết: “Cách đây khoảng gần 6 năm về trước, Cty CP Tuần Châu tổ chức lễ khởi công dự án rầm rộ lắm. Lễ khởi công có đến hàng nghìn quan khách về dự. Họ hứa với dân là chỉ sau một thời gian ngắn là dự án sẽ đi vào hoạt động, khi đó họ sẽ tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động là con em địa phương, nhưng bây giờ thì… chúng tôi mất hết ruộng mà việc làm chẳng thấy đâu. Con em chúng tôi thất nghiệp cả rồi”.

Còn anh Nguyễn Văn Ba, người dân thôn Đa Phúc buồn bã nói: “Cho đến bây giờ dân chúng tôi rất nghi ngờ về dự án này. Dự án kiểu gì mà đã hơn 5 năm rồi vẫn dậm chân tại chỗ. Nhìn vào những thửa ruộng màu mỡ trước đây vẫn cho người dân chúng tôi thu hoạch hai vụ lúa chính một năm, giờ trở thành bãi đất hoang cỏ dại mọc um tùm mà thật xót xa”.

Dân chờ huyện, huyện chờ… chủ đầu tư

Ngày 1/8/2008, tỉnh Hà Tây chính thức hợp nhất về Hà Nội. Trong những ngày cuối cùng sáp nhập vào Thủ đô, dư luận đã chứng kiến một cuộc chạy đua nước rút của các nhà đầu tư, đặc biệt là các dự án bất động sản để được phê duyệt trước khi sáp nhập. Đơn giản là vì về Thủ đô giá thuê đất sẽ cao hơn và việc thuê được các diện tích đất lớn sẽ vô cùng khó khăn. Đương nhiên, dự án “tiểu Tuần Châu” nằm trên địa bàn xã Sài Sơn cũng không ngoại lệ.


Văn phòng điều hành dự án Khu du lịch sinh thái Tuần Châu vắng lặng

Xong khâu phê duyệt dự án trước khi hợp nhất, dự án Khu du lịch sinh thái Tuần Châu tưởng chừng xuôi chèo mát mái, nhưng khi về với Hà Nội, dự án này lại nằm trong nhóm Ib (nhóm danh mục đồ án, dự án được tiếp tục triển khai nhưng phải thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch) theo thông báo vào ngày 5/9/2008 của Văn phòng Chính phủ. Các dự án thuộc danh sách phải điều chỉnh quy hoạch đương nhiên phải tạm dừng để chờ quy hoạch mới.

Ngày 28/9/2009, sau khi được giao đất hơn một năm, Cty CP Tuần Châu Hà Tây đã có văn bản xin được điều chỉnh quy hoạch. Yêu cầu này được các cơ quan chức năng của TP Hà Nội xem xét và trình Chính phủ.

Ngày 23/7/2010, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 5140 VPCP-KTN thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: “Đồng ý về nguyên tắc điều chỉnh quy hoạch xây dựng Khu du lịch sinh thái Tuần Châu Hà Tây, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội theo hướng giữ nguyên tính chất là du lịch sinh thái và giải trí, không xây dựng sân golf. Điều chỉnh quy hoạch xây dựng dự án này theo hướng thấp tầng, giảm mật độ xây dựng, tăng tỉ lệ cây xanh, mặt nước; bảo đảm phù hợp với định hướng quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội”.

Sau đó, UBND TP Hà Nội đã ra Quyết định 720/QĐ-UBND ngày 8/2/1012 yêu cầu Cty Tuần Châu Hà Nội lập quy hoạch, hoàn thiện đồ án trong vòng 6 tháng. Đồ án này sẽ phải được Sở Quy hoạch và Kiến trúc thẩm định, sau đó trình UBND TP xem xét và phê duyệt. Quyết định nêu rõ đồ án được thực hiện để làm cơ sở triển khai lập dự án đầu tư xây dựng.


Đàn bò bình yên gặm cỏ trong đất của dự án

Tuy nhiên, đã hơn 1 năm kể từ ngày có quyết định của TP, chủ đầu tư vẫn chưa động tĩnh gì về mặt điều chỉnh quy hoạch. Chính ông Nguyễn Ngọc Toán, Trưởng ban Bồi thường GPMB huyện Quốc Oai đã phải thừa nhận, nhiều lần huyện nhắc nhở chủ đầu tư, nhưng đều không có kết quả. “Dân thì bức xúc khiếu kiện đến huyện, huyện thì cứ chờ chủ đầu tư. Còn chủ đầu tư thì mãi chưa xong điều chỉnh quy hoạch”, ông Toán cho hay.

Ngày 24/5/2007, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu Hà Tây cho Cty CP Tuần Châu Hà Tây (nay là Cty CP Tuần Châu Hà Nội) làm chủ đầu tư. Theo kế hoạch, dự án bao gồm sân golf (93 ha); vui chơi giải trí (22 ha); trung tâm thương mại quốc tế (180 nghìn m2); khu biệt thự (54 ha); còn lại là khách sạn 5 sao, trung tâm hội nghị quốc tế và chung cư cao cấp. Ngày 25/2/2008 Cty CP Tuần Châu Hà Tây đã tiến hành tổ chức lễ khởi công dự án. Tuy nhiên, suốt từ đó đến nay dự án vẫn dậm chân tại chỗ.

Theo ông Toán, đến nay, trong tổng số ba thôn có đất bị thu hồi là Thụy Khuê, Đa Phúc và Phúc Đức, Cty CP Tuần Châu Hà Nội mới chuyển tiền về Ban bồi thường GPMB huyện Quốc Oai để đền bù cho toàn bộ người dân của thôn Đa Phúc với diện tích 23ha. Số còn lại là 174 ha thuộc địa bàn hai thôn Thụy Khuê và Phúc Đức vẫn chưa đền bù được một m2 đất nào.

Về tiến độ thực hiện dự án, theo kế hoạch ban đầu trong hai năm 2011 và 2012 chủ đầu tư sẽ thực hiện xong việc đền bù, hỗ trợ GPMB và đẩy nhanh tiến độ san lấp mặt bằng, thi công cơ sở hạ tầng. Từ năm 2012 đến hết năm 2014, các hạng mục như khu vui chơi giải trí; khu bệnh viện, trường học sẽ được thi công xong và đến hết năm 2016 thì toàn bộ dự án phải được xây dựng hoàn thành.

Tuy vậy, đến thời điểm này, như đã nói, dự án vẫn chỉ là bãi đất hoang. Nông dân không còn ruộng để canh tác khiến nhiều hộ đánh liều vào canh tác trong vùng dự án. Hụt hẫng, chơi vơi, đó là cảm giác chung của nhiều người nông dân Sài Sơn đang quen với ruộng đồng bỗng nhiên bị thu hồi hết đất. Còn về phía chính quyền địa phương, theo ông Toán, cũng chưa có lời giải nào cho bài toán quản lý đất đai của các dự án trên địa bàn, nhất là dự án Khu du lịch sinh thái Tuần Châu, bởi lẽ, thu hồi đất để trả lại cho dân không dễ chút nào, khi mà dự án này đã được cấp trên phê duyệt tiếp tục triển khai. Còn đến bao giờ nó triển khai lại là chuyện hoàn toàn khác…

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm