| Hotline: 0983.970.780

Dân lại bức xúc vì gạo cứu trợ

Thứ Sáu 09/04/2010 , 10:02 (GMT+7)

"Nhà nước trợ cấp gạo cứu đói giáp hạt cho nhân dân nhưng cán bộ xã thích cho ai thì cho..."

Người dân tụ tập tại trụ sở UBND xã đòi quyền lợi

Từ sáng sớm, hàng trăm người dân kéo đến trụ sở UBND xã Hồng Hoá (huyện Minh Hoá, Quảng Bình). Ông Đinh Văn Ngữ ở thôn Văn Hoá 2) nói to: Nhà nước trợ cấp gạo cứu đói giáp hạt cho nhân dân nhưng cán bộ xã thích cho ai thì cho. Bọn tui nghèo cả mà lần này không được một hột gạo là vì sao?

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, trong tháng 4/2010, Nhà nước tiếp tục trợ cấp gạo mùa giáp hạt cho các hộ nghèo của huyện Minh Hoá. Nhận được thông báo, lãnh đạo xã Hồng Hóa triển khai cho các thôn tổ chức họp dân bình xét lập danh sách hộ giáp hạt. Các thôn nộp danh sách tổng hợp lại toàn xã có 3.200/3.444 khẩu cần được cứu đói. UBND huyện không chấp nhận danh sách này mà chia theo danh sách hộ nghèo do xã đã báo cáo lên từ cuối năm 2009 là 117 hộ với 481 khẩu. Do vậy đợt này xã Hồng Hoá được cấp 7.200 kg gạo – theo định mức một khẩu 15 kg (quyết định của UBND huyện) nên chỉ chia đúng cho hộ nghèo. Ông Đinh Văn Hoan, Chủ tịch UBND xã cho hay: Chia đúng sự chỉ đạo của huyện thì bị dân chửi mà chia đều thì chúng tôi cũng “chết”.

Rõ ràng, lãnh đạo xã Hồng Hoá không sai trong việc này. Tuy nhiên cái gốc sâu là xã sai khi tổ chức bình xét hộ nghèo. Cuối năm 2009, huyện Minh Hoá triển khai thực hiện quy định của Bộ LĐ - TB - XH về hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo hàng năm đối với cấp xã, huyện, tỉnh. Xã Hồng Hoá cũng cử cán bộ và các trưởng thôn đi tập huấn. Sau đó thành lập Ban chỉ đạo đi điều tra rà soát từng hộ. Tiếp đến cho tổ chức họp dân để cân nhắc, bình xét và biểu quyết bằng giơ tay. Kết quả từ tỉ lệ hộ nghèo đã xét cuối năm 2008 là 67,8% nhảy vọt lên 91% (666/732 hộ).

Trong đó có có cả những người đang hưởng lương Nhà nước. Không chấp nhận tỷ lệ này, Ban chỉ đạo tiếp tục mời các tổ chức đoàn thể trong xã họp và căn cứ trên cơ sở điều tra rà soát đã rút xuống còn 117 hộ (chiếm 16%). Cuối năm 2009, xã Hồng Hoá báo cáo lên UBND huyện số liệu này nhưng cho đến nay vẫn chưa thông báo lại cho dân biết. Vì thế số hộ nghèo của năm 2008 (67,8%) và số hộ được xét tăng thêm trong năm 2009 (91%) cứ tự nhận mình là hộ nghèo mà đòi hỏi quyền lợi. Được biết lãnh đạo huyện đã có triển khai bình xét hộ cận nghèo nhưng xã Hồng Hoá chưa thực hiện.

Cũng cần nói thêm rằng, không phải đây là lần đầu trong năm 2010 xã Hồng Hoá được trợ cấp gạo cho hộ nghèo. Dạo trước Tết (tháng 2/2010) xã cũng được cấp gạo cứu đói. Khi tiến hành chia cho các hộ, UBND đã triệu tập hội nghị dân chính toàn xã thống nhất phân ra ba loại. Loại hộ đặc biệt khó khăn được nhận 15kg/khẩu, loại khó khăn 6,6kg/khẩu, còn lại được nhận 3,3 kg/ khẩu. Đợt này chia xong không có ý kiến phản hồi nào. Bởi dù ít dù nhiều họ đều có hưởng trợ cấp của Nhà nước.

Trên đường về, nhìn hai bên đường Xuyên Á, nhiều hộ dân xã Hồng Hoá vẫn ở trong những căn nhà tạm lợp lá cọ. Tiện chân, chúng tôi ghé vào nhà anh Đinh Minh Hoà (thôn Văn Hoá 2), vợ anh nhanh nhảu nói: “Sáng nay tui cũng đi "kiện" vì lãnh đạo xã tự ý xét cho gia đình tui thoát nghèo nên đợt này không được nhận gạo trợ cấp”. Thật lạ lùng, trong căn nhà lụp xụp lợp lá cọ vừa thấp lè tè, vừa hẹp (khoảng 24m2) chỉ đủ đặt hai cái giường sát nhau và một cái bàn đặt sát vào ván thưng (chỗ để thờ cúng tổ tiên). Trong nhà không có gì đáng giá ngoài cái ti vi nội địa cũ kỹ. Anh Hoà còn cho biết thêm: “Nhà tui có 5 khẩu, được chia một sào đất khô để trồng ngô vại lúa. Bởi vậy thiếu ăn liên miên, không sao dựng nổi một ngôi nhà mới”. Trả lời câu hỏi để đảm bảo đời sống hàng ngày, anh kể: “Vợ tui thì lo việc sản xuất ngoài đồng và việc nhà. Còn tui và thằng con đầu thì ngày ngày đi làm thuê đủ thứ việc như: phụ xây, đi bóc vỏ keo tràm...”.

Qua đó cho thấy việc người dân xã Hồng Hoá kéo nhau đến trụ sở UBND xã để đòi chia gạo trợ cấp nhưng mục đích chính là đòi được hưởng chế độ ưu đãi hộ nghèo. Trong đó đa số rơi vào hoàn cảnh khó khăn túng thiếu.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm