| Hotline: 0983.970.780

Dân lo ngại nguồn nước ngầm có nguy cơ bị nhiễm độc từ Formosa?

Thứ Tư 06/07/2016 , 14:27 (GMT+7)

Ngoài đề xuất Chính phủ sớm chi tiền bồi thường, trả lại môi trường biển sạch để ngư dân an tâm bám biển, ổn định cuộc sống, nguyện vọng lớn nhất hiện nay người dân vùng biển Hà Tĩnh đề đạt là hỗ trợ chính sách khám sức khỏe cho bà con.

Theo công bố nguyên nhân cá chết của Chính phủ, chất thải Cty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa thải ra có chứa các độc tố Phenol, Xyanua và Hydroxit sắt vượt mức cho phép.

Tất cả các độc tố trên nếu “nạp” vào cơ thể người trong một thời gian dài có thể gây ra những hậu họa khôn lường. Hiện Formosa đang cam kết làm sạch biển, tuy nhiên người dân khu vực bị ảnh hưởng ở Hà Tĩnh đang rất hoang mang, lo ngại nguồn nước ngầm cũng đã bị nhiễm độc.

Giếng khoan cách biển 60m

Ngày 4/7, PV NNVN trở lại thôn 2 Tân Phúc Thành, xã Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh) lắng nghe những phản ánh của ngư dân về lo ngại nguồn nước ngầm bấy lâu nay bà con đang sử dụng có nguy cơ bị nhiễm độc từ Nhà máy Formosa.

Ông Lê Xuân Đồng (56 tuổi) cho biết, hơn 20 năm nay người dân thôn 2 sử dụng nước giếng khoan để sinh hoạt, ăn uống. Có nhiều giếng chỉ cách bờ biển 50 - 200m, tuy nhiên nước rất trong, vị ngọt, không có mùi. Đến đầu tháng 4 khi sự cố cá chết xảy ra một thời gian thì mạch nước giếng cũng có những biểu hiện bất thường. Khi bơm lên om chè xanh, để nguội thì xuất hiện một lớp váng giống váng dầu mỡ, chè chỉ om được một thời gian ngắn là bị thiu.

16-55-52_2
Ảnh: Thanh Nga

 

Giếng gia đình anh Nguyễn Xuân Tình (35 tuổi) thì xuất hiện váng dầu ngay khi bơm lên bể. “Trước đây chưa bao giờ nước bị như thế, sợ quá vợ chồng tôi phải bỏ ra 5 triệu đồng đi mua máy lọc về dùng”, anh Tình nói.

Giếng nước của hộ anh Nguyễn Văn Tuấn, cùng thôn chỉ cách bờ biển tầm 50m, cách Nhà máy Formosa gần 200m. Trong thời gian chờ kết luận cá chết từ Chính phủ gia đình anh vẫn sử dụng nước giếng khoan tắm giặt, ăn uống như bình thường. Tuy nhiên khi chị The, vợ anh Tuấn bơm nước lên om chè thì nước xuất hiện một lớp váng dầu màu xám bạc. Chứng kiến cảnh đó chị The “cai” luôn nước chè, bảo chồng đi mua máy lọc nước về sử dụng.

16-55-52_1
Lo ngại nước giếng bị nhiễm độc, rất nhiều hộ dân ở xã Kỳ Lợi đầu tư mua máy lọc nước

 

Chị The bảo rằng: “Anh Tuấn không đi biển được, mọi sinh hoạt của gia đình teo tóp theo nhưng vì lo cho sức khỏe con cháu nên dù phải thắt lưng buộc bụng cũng cố mua cái máy lọc nước”.

Cách nhà chị The không xa, hộ anh Nguyễn Xuân Huy mỗi tháng dành hẳn gần 1 triệu đồng mua bình nước lọc về nấu ăn. Mỗi ngày anh mua 2 bình nước lọc (15.000 đ/bình) về để nấu ăn, còn tắm giặt vẫn phải sử dụng nước giếng. “Dù biết rất tốn kém nhưng không còn cách nào khác. Nói thật mua máy lọc về lọc tôi cũng không an tâm”, anh Huy nhấn mạnh.

Chung nỗi hoang mang, lo lắng, trưởng thôn 1 Hải Phong, xã Kỳ Lợi, ông Chu Văn Vị cho hay, hơn 415 hộ dân trong thôn chủ yếu sử dụng nước giếng khoan để sinh hoạt. “Các nhà khoa học, cơ quan chức năng cần về kiểm tra nguồn nước ngầm xem có bị ảnh hưởng hay nhiễm độc không. Nếu bị nhiễm độc rồi thì phải có giải pháp giúp dân khắc phục. Bây giờ có thể chưa có vấn đề gì nhưng về lâu dài đời con cháu sau sẽ phải gánh chịu hậu quả”, ông Vị nói.

Khám sức khỏe cho dân

Quá trình tiếp xúc với ngư dân thị xã Kỳ Anh, PV nhớ lại sự cố môi trường do Cty CP Nicotex Thanh Thái (Thanh Hóa) chôn thuốc BVTV hết hạn sử dụng xuống lòng đất. Đều là hình thức đầu độc môi trường cả nhưng diện ảnh hưởng do Formosa còn rộng gấp nhiều lần vụ chôn thuốc BVTV. Chưa biết thực tế tồn dư do chôn thuốc BVTV thế nào nhưng trên địa bàn các xã vùng bị ảnh hưởng của huyện Yên Định và Cẩm Thủy (Thanh Hóa), tỷ lệ người chết do mắc bệnh ung thư so với các địa phương khác trên địa bàn tỉnh tăng cao đột biến theo từng năm. Nói về sự cố trên để thấy rằng, chất độc một khi đã hòa tan đều có khả năng lớn ngấm sâu vào mạch nước ngầm, từ từ giết chết môi trường sống, con người, sinh vật trong khu vực bị ảnh hưởng.

16-55-52_4
Trưởng thôn 1 Hải Phong đại diện cho hơn 415 hộ dân kiến nghị Chính phủ cho đội ngũ y bác sỹ về khám sức khỏe cho người dân vùng bị ảnh hưởng

 

Ngoài đề xuất Chính phủ sớm chi tiền bồi thường, trả lại môi trường biển sạch để ngư dân an tâm bám biển, ổn định cuộc sống, nguyện vọng lớn nhất hiện nay người dân vùng biển Hà Tĩnh đề đạt là hỗ trợ chính sách khám sức khỏe cho bà con.

Ông Lê Xuân Đồng và Chu Văn Vị đều cho rằng: “Chính phủ cần cử đội ngũ y, bác sỹ về khám sức khỏe định kỳ cho người dân vùng bị ảnh hưởng chứ bây giờ dân đang rất khốn khó. Sau khi cá chết hầu hết bà con chưa biết nguyên nhân nên vẫn ăn hải sản, do đó khả năng bị ảnh hưởng sức khỏe là khá lớn”.

Ngoài các kiến nghị trên, ngư dân cũng kiến nghị nhà nước có chính sách giảm học phí cho con em chuẩn bị bước vào năm học mới.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm