| Hotline: 0983.970.780

Dân lúa - tôm ngắc ngoải

Thứ Ba 08/03/2011 , 09:44 (GMT+7)

Rảo quanh những cách đồng đang chuẩn bị vào mùa vụ thả tôm nuôi, đi đâu cũng thấy nông dân lo lắng về chi phí đầu vào quá cao.

* Chi phí đầu vào đang là gánh nặng

>> Phập phồng cá tra
>> Nông dân ngửa mặt trông trời
>> Làng chài trong cơn ''áp thấp''

Làm không có lãi

Rảo quanh những cách đồng đang chuẩn bị vào mùa vụ thả tôm nuôi, đi đâu cũng thấy nông dân lo lắng về chi phí đầu vào quá cao. Mọi năm 1 ha thả tôm chi phí ban đầu hết khoảng 7-8 triệu đồng thì năm nay trên 10 triệu. Ông Trần Văn Tâm, ở xã An Xuyên, TP Cà Mau (Cà Mau), tính toán: “Nông dân nuôi tôm chủ yếu bơm nước bằng dầu, chỉ riêng khoản này mỗi ha cũng tốn thêm vài trăm ngàn đồng cho một đợt bơm. Còn giá con giống hiện nay lên đến 60-65 đồng/con loại post 15, cao gấp 1,5 lần so với năm ngoái. Rồi hoá chất xử lý nước, thuốc thú y thuỷ sản, thức ăn… đều đồng loạt rủ nhau tăng giá. Lý do nhà cung cấp đưa ra là giá điện, giá xăng dầu tăng nên phí sản xuất, vận chuyển cao buộc họ phải tăng giá bán. Vậy là nhà nông đành phải dốc túi chi thêm tiền”.

Ông Quách Thanh Nhã, Phó Chủ tịch UBND xã An Xuyên cho biết, năm qua nông dân sản xuất lúa tôm của xã bị thất mùa khá nặng, năng suất giảm gần phân nửa. Tôm thì bị chết do thời tiết nắng hạn quá, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm quá lớn dẫn đến sốc môi trường. Còn lúa thì lại bị chết vì ngập lụt, ruộng nào còn thì cũng chỉ được vài bao lúa/công, không đủ chi phí. Toàn xã hiện có 1.287ha đất nông nghiệp thì trong đó có 500ha sản xuất theo mô hình lúa tôm. Sản xuất theo mô hình lúa tôm nếu trúng thì thu nhập khoảng 45 – 50 triệu đồng/ha/năm (trong đó thu nhập từ tôm khoảng 30 triệu đồng). Chi phí đầu tư chiếm hết khoảng 1/3, tính ra chỉ còn 30 triệu đồng cho sinh hoạt cả năm, con cái học hành nên cũng rất khó khăn. Nếu không trồng trọt, chăn nuôi hoặc làm thêm thì chỉ đủ ăn. Giờ lại thêm chi phí đầu vào tăng cao chắc...chết.

Theo ông Nguyễn Văn Tranh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Cà Mau thì diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân của tỉnh chỉ đạt 1,2 ha/hộ. Nếu làm 2 vụ lúa thì được khoảng 8,5 - 9 tấn/ha, còn làm tôm lúa thì đạt 350 ký tôm và 3 tấn lúa. Sản xuất theo mô hình tôm lúa chi phí đầu tư tương đối thấp, chỉ tốn tiền bơm nước, con giống, giống lúa, công chăm sóc…Tuy nhiên, con tôm lại gặp rủi ro cao do dịch bệnh. Còn chuyên canh 2 vụ lúa/năm, giá thành sản xuất lúa ở Cà Mau trung bình khoảng 3.000 đồng/kg, nếu giá bán như hiện nay nông dân lãi được khoảng 40-50%, tương đương khoảng 25-30 triệu đồng. Với quy mô sản xuất nhỏ mà chi phí giá cả lại tăng cao như hiện nay thì nông dân khó có thể tích lũy được.  

Cuộc sống bấp bênh

Nông dân các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL sản xuất theo mô hình lúa – tôm (một vụ lúa, một vụ tôm) lại vừa trải qua một vụ mùa kém vui do lúa bị thất mùa. Nguyên nhân do thời tiết năm vừa qua quá khắc nghiệt, trời nắng hạn kéo dài dẫn đến không có nước ngọt để rửa mặn. Mạ gieo trên sân đã quá lứa mà không thể đưa xuống ruộng cấy. Đến khi có mưa trời lại mưa dồn dập khiến lúa vừa mới cấy bị ngập úng. Không ít nông dân phải gieo cấy đến 2 – 3 lần, trong khi lịch thời vụ đã hết. Mà lúa mùa khi đã hết mùa vụ thì cây lúa không nở bụi, cấy cây nào ăn trơ trơ cây đấy, lấy đâu mà có năng suất cao.

Lão nông Lữ Văn Kết, ở ấp 2, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, Cà Mau than thở: “Lúc cấy lúa bị ngập úng nên chết gần hết, cây nào còn sống thì bị hiện tượng “chân nơm” (lúa nổi rễ), thưa thớt. Giờ cắt mỗi công lúa chỉ được 3-4 bao lúa, 1ha đất chỉ thu được chưa tới 30 bao lúa. Nhà có 4 miệng ăn, kiểu này chắc không đủ ăn đến giáp hạt quá” – ông Kết nói. Theo ông Kết, gia đình ông còn thuộc vào diện may mắn trong xóm vì còn có lúa để thu hoạch chứ có nhà cắt không đủ tiền chi phí, thậm chí thất quá bỏ luôn không thu hoạch. Bao nhiêu vốn liếng đã đổ ra ruộng coi như cụt hết, giờ lại phải đối mặt với giá cả tăng cao không biết lấy gì mà đầu tư vụ tiếp.

“Giờ cái gì cũng tăng giá, muốn mua mớ rau, con cá cũng phải tính toán chứ không khéo cuối tháng lại thiếu ăn. Bà cháu cố gắng chi tiêu thật tằn tiện, đi câu cá, hái rau đồng ăn cho khỏi tốn tiền thì mới cầm cự được. Sợ nhất là lỡ bị bệnh thì không biết tính sao” – bà Yêm lo lắng.

Ngồi bên căn nhà tuềnh toàng rộng khoảng chừng 15m2, bà Nguyễn Thị Yêm, ở ấp 3, xã An Xuyên, TP Cà Mau buồn rầu, gia đình có 4 công ruộng làm kế sinh nhai, không may chồng bà bị mắc bệnh hiểm nghèo, bán hết ruộng để lo chữa chạy mà cũng không qua khỏi. Đứa con gái út đang học lớp 10 cũng đành phải bỏ học giữa chừng để đi làm thuê vì gia đình không lo nổi. Chồng chết, ruộng hết, bà Yêm phải đi làm ô-sin cho một cửa hàng bán thuốc tây gần nhà, mỗi tháng được 1 triệu đồng. Số tiền này bà dùng để trang trải cuộc sống cho 3 bà cháu (bà Yêm đang nuôi 2 đứa cháu nội do cha mẹ chúng bỏ lại để đi làm ăn).

Ông Trần Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thới Bình cho biết, toàn huyện có trên 30.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có 24.000ha nuôi tôm quảng canh kết hợp với sản xuất một vụ lúa. Sản xuất theo hình thức này tuy tốn ít chi phí nhưng năng suất đạt rất thấp, lợi nhuận không cao. Vì vậy, huyện đang chủ trương mở rộng diện tích nuôi quảng canh cải tiến (nuôi mật độ dày và cho ăn thức ăn công nghiệp) và nuôi công nghiệp với tổng diện tích khoảng 400ha. Hai năm nay tôm nguyên liệu luôn có giá nên người dân cũng mạnh dạn đầu tư, mở rộng diện tích thả nuôi. Tuy nhiên cái khó hiện nay là hầu hết giá cả các mặt hàng đầu vào đều tăng cao khiến những hộ ít vốn gặp rất nhiều khó khăn.

Theo ông Dũng, ngoài sự nỗ lực của người dân, huyện cũng đang tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất. Ưu tiên hỗ trợ nông dân tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng ngân hàng, nhất là các nguồn vốn vay có hỗ trợ một phần lãi suất.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất