| Hotline: 0983.970.780

Dân nhận bò 30a khổ thêm!

Thứ Tư 23/09/2015 , 07:15 (GMT+7)

Hàng chục hộ nghèo ở xã An Hòa (huyện An Lão, Bình Định) được nhận bò hỗ trợ theo chương trình 30a nhưng chẳng vui vẻ gì. 

Bởi khi nhận bò phải chạy đôn chạy đáo vay tiền để nộp, cái nữa là bò nhận rất kém chất lượng…

Mỗi con bò nộp thêm 5- 5,5 triệu

Hộ bà Nguyễn Thị Sương (61 tuổi) ở xóm 2, thôn Long Hòa, xã An Hòa (An Lão) được chính quyền xếp loại hộ nghèo 3 năm nay. Năm 2014, hộ bà Sương có trong danh sách được nhận bò hỗ trợ theo chương trình 30a của Chính phủ để làm ăn.

Theo tâm sự của bà Sương, khi nghe mình có tên trong danh sách được nhận bò, bà vui mừng khôn tả. Nhưng khi UBND xã tổ chức cuộc họp mời những người được nhận bò đến và thông báo: Mỗi người được nhận bò phải chuẩn bị từ 5 đến 5,5 triệu đồng để đóng thêm khi nhận bò thì bà ngã bổ chửng.

Lý do chính quyền xã này đưa ra là vì định mức hỗ trợ mỗi con bò chỉ có 10 triệu đồng, không đủ tiền mua bò có chất lượng, vì vậy phải nộp thêm.

Bà Sương nghĩ, nếu không nhận thì mất con bò, nếu nhận thì phải vay mượn chứ hộ nghèo thì lấy đâu ra những 5 triệu đồng để nộp. Suy đi tính lại, bà Sương chọn phương án vay nóng nộp cho UBND xã để gia đình bà có bò.

Bà Sương nhận bò vào cuối năm 2014. Khi đến địa điểm cung ứng bò, những hộ nhận bò nhìn thấy toàn là bò ốm, quặt quẹo, chỉ có vài con trông được mắt, nên ai cũng chọn những con lớn.

Cuối cùng UBND xã phải tổ chức bốc thăm, gắn số lên những con bò, ai bốc được số nào thì nhận con bò mang số đó.

“Tui bốc thăm trúng con bò hơi to hơn những con kia nên phải nộp thêm 5,5 triệu đồng. Nói to là to hơn những con bò kia, chứ trong mắt dân chuyên nuôi bò thì nó thuộc loại “siêu mỏng”.

Mấy ông chuyên mua bò định giá con bò này chỉ chừng 8 triệu đồng. Dắt về nó không chịu ăn uống gì, đến cả cháo gạo cũng không ăn. Càng nuôi nó càng ốm, tui đành phải chuyển tay, đưa cho con dâu nuôi thử có đỡ hơn không”, bà Sương bộc bạch.

Vợ chồng ông Nguyễn Mậu (63 tuổi) và bà Tô Thị Thủy (52 tuổi) ở xóm 1, thôn Long Hòa (xã An Hòa) là hộ nghèo đã 10 năm nay. Cuối năm 2014 hộ ông Mậu cũng được nhận một "suất bò 30a".

Cũng như bà Sương, hộ ông Mậu phải nộp thêm 5 triệu đồng để nhận bò. Nhà không có tiền, nhưng sợ mất suất bò nên ông Mậu phải đi vay 5 triệu đồng.

Khi bắt thăm, ông Mậu nhận trúng con bò quá ốm, nên sau đó được UBND xã An Hòa “thối” lại 500.000đ.

Ông Mậu thắc mắc: “Con gái tui là Nguyễn Thị Hồng Khương ở cùng xã cũng là hộ nghèo, trước đây cũng được nhận bò 30a nhưng không phải nộp thêm đồng nào, chẳng hiểu sao đến khi tui nhận phải nộp thêm những 5 triệu đồng?”.

Những con bò quặt quẹo

Theo ông Trần Nam Trung, Phó Chủ tịch UBND xã An Hòa (An Lão), người dân ở địa phương này đã được hưởng chính sách 30a của Chính phủ nhiều năm nay, trong đó có chương trình hỗ trợ bò cái nền để những hộ nghèo nuôi sinh sản nhằm xóa đói giảm nghèo.

08-18-35_bo1
Con bò 30a của ông Nguyễn Mậu được cho là bò có 50% máu lai Zebu của ông Nguyễn Mậu nuôi đã gần 1 năm mới được chừng này

Trước đây, mức hỗ trợ tối đa cho 1 con bò cái nền thuộc diện 30a không quá 14 triệu đồng, sau này UBND tỉnh Bình Định điều chỉnh định mức xuống còn 10 triệu đồng/con.

“Định mức hỗ trợ 10 triệu đồng/con thì không đủ mua bò cái nền có chất lượng, do vậy chúng tôi xin chủ trương UBND huyện và vận động người được nhận bò nộp thêm vốn đối ứng để có bò tốt.

Năm 2014 có 31 hộ được nhận 31 con bò, mức vốn đối ứng được đưa ra là từ 5-5,5 triệu đồng/con. DNTN Khánh Hưng ở xã Hoài Tân, huyện Hoài Nhơn trúng thầu cung ứng bò.

Trong lúc gặp gỡ những hộ dân được nhận bò 30a ở xã An Hòa để tìm hiểu sự việc, ai ai cũng bức xúc vì khi nhận bò phải nộp thêm tiền, lại phải nhận những con bò kém chất lượng. Tuy nhiên, sau khi cung cấp thông tin, họ lại lo sợ chính quyền địa phương sẽ “điểm mặt” và cắt hộ nghèo. Chúng tôi mong điều này sẽ không xảy ra.

Khi thực hiện giao nhận bò cho bà con, có sự giám sát của các cơ quan chức năng của huyện, UBND xã An Hòa và đơn vị cung ứng bò. An Hòa là xã đầu tiên áp dụng vốn đối ứng cho những hộ được nhận bò hỗ trợ theo chương trình 30a từ năm 2014”, ông Trung cho biết.

Cũng theo ông Trung, tiêu chuẩn con giống bò cái nền cung ứng cho bà con phải có độ tuổi từ 10-12 tháng, trọng lượng từ 100-150kg/con, tỷ lệ máu lai Zebu phải đạt 50%.

Tuy nhiên, theo phản ánh của những hộ ở xã An Hòa được nhận bò 30a trong đợt cuối năm 2014 thì không đúng như vậy.

Ví như hộ chị Nguyễn Thị Diệu (SN 1983) ở xóm 2, thôn Long Hòa (xã An Hòa), khi nhận bò trong đợt cuối năm 2014 chị phải nộp thêm 5,5 triệu đồng.

Con bò bốc thăm trúng của chị Diệu nhỏ tí tẹo, quặt quẹo, lại đang bị ỉa chảy. Chị phản ánh ngay với đơn vị cung ứng thì người đại diện bảo cứ chở về, khi nào có bò khác sẽ đổi. Thế là chị Diệu đành chở con bò từ Hoài Nhơn về nhà nuôi được 1 tuần.

Trong thời gian nuôi, con bò liên tục bị ỉa chảy, chích thuốc cỡ nào cũng không bớt. Liên lạc lại với đơn vị cung ứng thì họ chở con bò khác lên đổi, nhưng buộc chị phải đưa thêm 1,5 triệu đồng nữa vì con bò này to hơn.

Để nhận được con bò 30a, vị chi chị Diệu phải mất thêm 7 triệu đồng. “Tui phải mượn cả mẹ ruột lẫn mẹ chồng mới đủ tiền nộp. Sau gần 1 năm nuôi, giờ nó đã khá, mong sao nó nên bò để có tiền trả nợ”, chị Diệu mong mỏi.

Con bò 30a của ông Nguyễn Mậu ở xóm 1 được nhận chẳng khá gì hơn. “Nói là lai chứ tui thấy có lai gì đâu, bò cỏ chính hiệu. Khi mới nhận ra 2 chân nó túm lại, đi không muốn nổi, nhìn không ra con bò.

Tui mở lời bán lại con bò cho đơn vị cung ứng giá 7 triệu đồng, nhưng họ lắc đầu. Đưa về nhà, bà con láng giềng nhìn ai cũng nghĩ chắc nó sẽ ngã, không sống nổi. Vợ tui cho uống bột bắp, cháo gạo gần năm nay mới thấy đỡ”.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm