| Hotline: 0983.970.780

Dân nói thấp, chủ đầu tư nói cao

Thứ Ba 15/05/2012 , 15:13 (GMT+7)

Trong nhiều nội dung người dân chưa đồng tình với việc thu hồi đất ở dự án Ecopark thì giá đền bù là một trong những nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau.

Trong nhiều nội dung người dân chưa đồng tình với việc thu hồi đất ở dự án Ecopark thì giá đền bù là một trong những nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau.

>> Ruộng đất, nhìn từ chuyện cưỡng chế ở Văn Giang
>>
Được, mất…
>> Vì sao người dân quyết liệt bám giữ đất?

>> Văn Giang: Nỗi lo mưu sinh sau thu hồi đất

>> Cưỡng chế thu hồi đất, tạm giữ 20 người
>> Nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng thăm Trung tâm Nấm Văn Giang
>> Văn Giang trồng hoa Thu từ 150 đến 200 triệu đồng/ha/năm


Ông Lê Văn Hồng (thôn 1, xã Xuân Quan) có 2 sào ruộng đã bị cưỡng chế. Không còn đất để làm nông nghiệp, ông Hồng hằng ngày phải dắt bò ra khu ruộng cũ để chăn nuôi.
Ảnh: Nguyễn Khánh

Theo các quy định của UBND tỉnh Hưng Yên, các văn bản quy định của Nhà nước, tại thời điểm người dân ba xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao (huyện Văn Giang) bị thu hồi đất, mức bồi thường thiệt hại đất nông nghiệp hạng 1, 2, 3 là 43.425 đồng/m2. Ngoài ra, người dân được hỗ trợ chi phí chuyển đổi nghề 12.000 đồng/m2, hỗ trợ ổn định đời sống (bình quân) 1.500 đồng/m2, bồi thường hoa màu 3.000 đồng/m2, hỗ trợ ngân sách xã chuyển trực tiếp cho dân 4.000 đồng/m2.

Mức đền bù thế nào?

Tổng cộng, số tiền chính quyền bồi thường và hỗ trợ cho dân là 63.925 đồng/m2. Chủ đầu tư cũng hỗ trợ thêm giá đất nông nghiệp và hỗ trợ đời sống khu vực giáp ranh đối với diện tích của các hộ dân bị thu hồi thực hiện dự án thêm 26.075 đồng/m2, thưởng tiến độ bình quân 10.000 đồng/m2. Tổng cộng là 36.075 đồng/m2 đất.

Cộng cả hai khoản bồi thường hỗ trợ trên, với mỗi sào đất (360m2), người dân được hưởng trực tiếp 36 triệu đồng, chưa kể các lợi ích từ hỗ trợ của nhà đầu tư cam kết.

Năm 2008, nhà đầu tư thực hiện chính sách hỗ trợ và thưởng tiến độ đối với các hộ gia đình tự nguyện chấp hành chính sách đền bù giải phóng mặt bằng là 35.000 đồng/m2. Theo ông Bùi Huy Thanh - chánh văn phòng UBND tỉnh, đến thời điểm năm 2008, các hộ dân chấp hành giao đất đúng tiến độ được nhận 135.000 đồng/m2, tương đương 48,6 triệu đồng/sào.

Ngoài ra, các hộ dân bị thu hồi đất trong vùng dự án còn được giao đất dịch vụ liền kề theo tiêu chuẩn một sào được giao 10m2 đất, một khẩu nông nghiệp được giao 4m2, một suất liệt sĩ được tính tiêu chuẩn 20m2. Diện tích đất giao cho một hộ gia đình tối thiểu 40m2. Toàn bộ nguồn thu tiền sử dụng đất của dự án dịch vụ liền kề được để lại xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu dịch vụ liền kề. Số tiền phải đóng góp để nhận một suất đất dịch vụ liền kề của các hộ dân gần 10 triệu đồng.

Người dân: “Chúng tôi mất đất hai lần”

Cho rằng đền bù của chính quyền và cả khoản hỗ trợ của nhà đầu tư quá thấp, ông Đàm Văn Đồng, đại diện 166 hộ dân bị cưỡng chế thu hồi đất hôm 24-4, khẳng định đó là một nguyên nhân dẫn đến việc người dân không chịu lấy tiền đền bù dù chủ đầu tư đã gửi tiền này vào ngân hàng địa phương. Ông Đồng cho rằng chính quyền xã Xuân Quan đã đưa ra giá đền bù cho người dân là 43.000 đồng/m2 tại thời điểm năm 2005 đến 2009. Tuy nhiên, do nhiều hộ dân kiến nghị nên đến nay giá đất đền bù đã được nâng lên là 76.000 đồng/m2.

Nếu so với chính sách đền bù diện tích đất nông nghiệp trên toàn tỉnh Hưng Yên thì giá đền bù tại Văn Giang hiện đang ở mức cao nhất. Tuy nhiên, dù cao nhưng vẫn không khiến người dân hài lòng, bởi “nếu như được đền bù cao hơn thì người dân sẽ được tạo điều kiện thuận lợi hơn chứ không phải tổng cộng các khoản đền bù, hỗ trợ 48,6 triệu đồng/sào như chính quyền và nhà đầu tư đang thực hiện” - ông Đồng nói.

Với chính sách phân đất dịch vụ liền kề, ông Đồng cho rằng chính quyền và nhà đầu tư không dành đất trong khu đô thị để làm đất dịch vụ cho người dân mà tiếp tục thu đất công ích của dân để làm khu đất dịch vụ. Theo ông Đồng: “Như vậy chúng tôi mất đất hai lần, còn nhà đầu tư thì chỉ lấy mỡ nó rán nó”. Về việc này, ông Lê Quý Đôn, phó chủ tịch UBND xã Xuân Quan, cũng xác nhận khu đất dịch vụ không gần sát với khu đô thị Ecopark mà nằm biệt lập bên ngoài gồm những thửa đất thuộc đồng Chiêm Mai, Đầm Lau và Cầu Ván.

Để có được mảnh đất dịch vụ như nhà đầu tư cam kết, ngoài số tiền đóng góp ban đầu là 6,7 triệu đồng thì ông Nguyễn Công Hồng, phó tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico), khẳng định người dân chắc chắn còn phải bỏ tiền làm đường và một số công trình phụ trợ khác. “Thế thì số tiền thực lĩnh gần 50 triệu kia chắc gì đã đủ bù vào mảnh đất dịch vụ? Như vậy chúng tôi mất cả chì lẫn chài, còn nhà đầu tư thì đang tính cua trong lỗ!” - một người dân đã nói như vậy.

Về phía chủ đầu tư, ông Nguyễn Công Hồng cho rằng chính sách đền bù của dự án Ecopark cao hơn cả Hà Nội. Ông Hồng viện dẫn mức đền bù, hỗ trợ người dân Hà Nội bị lấy đất cho dự án Ecopark được tính toán tất cả vào khoảng 228 triệu đồng/sào. Các hộ dân Văn Giang nếu nhận đền bù với mức 135.000 đồng/m2 cùng các khoản hỗ trợ và cả đất dịch vụ liền kề (thấp nhất là 40m2 tính theo giá thị trường) thì tổng số tiền họ được hưởng lên đến khoảng 500 triệu đồng/sào. Theo báo cáo của tỉnh Hưng Yên, đến nay đã có 79% số hộ dân nhận tiền đền bù, hỗ trợ. Tính đến năm 2008, các hộ dân chấp hành giao đất đúng tiến độ được nhận 135.000 đồng/m2, tương đương 48,6 triệu đồng/sào.

Đền bù cao hay thấp phải so sánh với giá đất bán ra sau thu hồi

Đánh giá về mức đền bù đất thu hồi cho dự án Ecopark, một chuyên gia cho biết mức giá đền bù sẽ khó nói là cao nhất hay thấp nhất, bởi nó phụ thuộc giá trị của miếng đất đó khi trở thành khu đô thị mới. Với mức giá đền bù cụ thể của Hưng Yên đang áp dụng tại Văn Giang được tỉnh cho là cao nhất ấy sẽ khó đánh giá được nếu không so sánh với mức giá mà khu đô thị Ecopark bán ra. Nếu giá khu đô thị này bán cao thì mức đền bù như vậy là thấp và ngược lại. Đồng thời cũng phải xem xem dự án BOT này đã đầu tư bao nhiêu tiền vào con đường kia.

Cũng theo chuyên gia này, với các phương án đền bù của Nhà nước thì nó thích hợp với trường hợp này nhưng lại không thích hợp với trường hợp khác. Đứng trên những phương án cụ thể thì định giá là một nghệ thuật chứ không phải là một bài toán vô tâm. Trong mỗi tình huống có cách định giá khác nhau. Việc định giá trong giải phóng mặt bằng tuy nói định giá theo thị trường nhưng thực tế chưa có. Câu chuyện là xuất phát từ lợi ích của ai và xem giá đầu ra của Ecopark là bao nhiêu thì mới biết được giá trả như thế là cao hay thấp.

Theo Tuổi trẻ

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khơi thông 'huyết mạch' những cánh đồng đất Cảng: Kênh mương 'cấp xã' chắp vá

HẢI PHÒNG Hệ thống công trình thủy lợi do các xã quản lý ở Hải Phòng được đầu tư từ lâu, đã xuống cấp do thiếu kinh phí tu sửa, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.