| Hotline: 0983.970.780

Dân nuôi gà đặc sản ở Nhật chật vật vượt qua khủng hoảng

Chủ Nhật 10/05/2020 , 09:57 (GMT+7)

Nông dân nuôi gà ở phía đông bắc Nhật Bản đang nỗ lực hết sức để tăng doanh số bán gà đặc sản chất lượng cao Hinai đã bị sụt giảm đáng kể do coronavirus.

Người nuôi gà đặc sản Hinai đang gặp khó khăn vì đại dịch Covid-19 do bí đầu ra. Ảnh: KyodoNews

Người nuôi gà đặc sản Hinai đang gặp khó khăn vì đại dịch Covid-19 do bí đầu ra. Ảnh: KyodoNews

Giống gà Hinai là biểu tượng cho ngành chăn nuôi gia cầm của Nhật Bản với chất lượng thịt săn chắc và mùi vị rất đậm đà. Tuy nhiên lượng xuất chuồng gà thịt Hinai tại tỉnh chăn nuôi gà lớn nhất là Akita đã bị giảm mạnh kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố tình trạng khẩn cấp hồi tháng trước để hạn chế sự lây lan của coronavirus.

Dịch bệnh cũng tác động nghiêm trọng đến hoạt động cung cấp giống bị ế ẩm do ít người dám vào đàn mới. Doanh nghiệp cung cấp giống hàng đầu ở tỉnh Akita là Odate, cho biết ông chưa nhìn thấy tia hy vọng nào về tình hình sản xuất kinh doanh phía trước.

"Tôi đang rất lo lắng", ông Koji Takahashi, 60 tuổi, người nuôi 10.000 con gà đặc sản Hinai mỗi năm than thở.

Gà Hinai là một trong ba giống gia cầm ngon của Nhật Bản, cùng với gà Satsuma ở tỉnh Kagoshima, phía tây nam Nhật Bản và gà Nagoya Cochin của tỉnh Aichi, miền trung Nhật Bản.

Các nhà chăn nuôi gà ở tỉnh Akita cho biết đang rất khó khăn vì giá gà thịt Hinai giảm đáng kể, trong khi thời gian nuôi đã kéo dài đến 150 ngày, gấp bốn lần so với những giống gà thịt khác. Chính vì vậy, giải pháp của người nuôi hiện nay không có lựa chọn nào khác ngoài việc cắt giảm sản lượng bởi các nhà phân phối chính cũng đang rất khó khăn.

Một trang trại nuôi gà Hinai ở quận Odate, tỉnh Akita hôm 30 tháng 4 năm 2020. Ảnh: KyodoNews

Một trang trại nuôi gà Hinai ở quận Odate, tỉnh Akita hôm 30 tháng 4 năm 2020. Ảnh: KyodoNews

Trong một nỗ lực để chia sẻ với nông dân nuôi gà đặc sản, chính quyền tỉnh Akita đã chi 55,19 triệu yên (520.000 đô la) ngân sách tài khóa bổ sung để hỗ trợ phần nào khó khăn trong giai đoạn khủng hoảng này.

Ngoài ra, các hoạt động khuyến khích tiêu thụ thịt gà tại các bếp ăn tập thể như trường học, trại dưỡng lão và doanh nghiệp cũng được thúc đẩy.

"Thương hiệu (gà Hinai) có thể biến mất một khi chúng tôi không thực hiện các biện pháp hỗ trợ kịp thời", một quan chức tỉnh Akita nói.

Bên cạnh các biện pháp tài khóa, nhiều khu vực tư nhân cũng đã tham gia vào việc gây quỹ để bảo tồn thương hiệu gà cao cấp Hinai. Một nhóm xúc tiến du lịch Akita đã đạt được mục tiêu thu 1 triệu yên chỉ trong hai ngày sau khi khởi động dự án gây quỹ cho gà Hinai vào tháng Tư. Hiện số tiền tài trợ cho dự án này đã lên tới 5 triệu yên...

Trước đó vào tháng trước, hiệp hội doanh nhân tỉnh Akita đã ra mắt khởi nghiệp ship gà nướng ở Odate nhằm tăng doanh số tiêu thụ gà Hinai. Theo đó, những doanh nhân này đã bán được 495 con gà, với giá mỗi con 5.000 yên trong năm ngày hoạt động, như một sự động viên chia sẻ với người chăn nuôi lúc khó khăn, thách thức do coronavirus gây ra.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm 16/4 đã gia hạn tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh trên quy mô toàn quốc cho đến cuối tháng Năm.

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm