| Hotline: 0983.970.780

Dân Phú Yên đổ xô đi đào đá đen, người gặp may kiếm vài triệu đồng/ngày

Thứ Sáu 14/09/2018 , 07:01 (GMT+7)

Gần tháng nay, tại vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sông Hinh (huyện Sông Hinh, Phú Yên), người dân ở các huyện Tây Hòa, Phú Hòa, Sơn Hòa đến khu vực lòng hồ đào đất đá kiếm đá đen.

Mặc dù không biết loại đá này dùng vào việc gì nhưng với giá bán trung bình mỗi ký cả triệu đồng nên mỗi ngày gần hàng người từ khắp nơi đổ về đây đào hầm hố tìm đá đen.

13-51-44_1
Nhiều người đến lòng hồ thủy điện Sông Hinh kiếm đá đen

Tại khu vực xã Ea Trol (huyện Sông Hinh), từng tốp người mang theo cuốc, xẻng, xà beng đến vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sông Hinh để đào đá đen. Nhiều chỗ đá đen được tìm thấy chỉ sau vài lát cuốc, cũng có những chỗ đá nằm sâu dưới lòng đất nên phải đào sâu tạo hàm ếch, sâu ngập đầu người. Đá đen khi đập ra bên trong giống như mảnh chai thủy tinh, sáng bóng. Thương lái mua lựa ra 3 loại: đá loại 1, đá lớn (loại 3 viên/kg), giá 3 triệu đồng/kg; loại 2 (từ 8 đến 10 viên/kg) , thương lái mua 1 triệu đồng/kg; đá loại 3, đá loại nhỏ, mua xô 400.000 đồng/kg. Mưu sinh đào đá mỗi ngày có người đào trúng luồng đá kiếm 2-3 triệu đồng, có người kiếm 300.000-500.000 đồng, cũng có người chỉ vài chục ngàn đồng.

Ông Ông Ma Hy ở xã Ea Trol (huyện Sông Hinh) đang đào kiếm đá đen, phân trần: Mấy tháng qua, trời nắng nóng gắt, vùng này mía chết, sắn héo, lúa khô. Không làm gì ra tiền nên vợ chồng tôi sáng nấu cơm dỡ theo ra đây đào đá…kiếm tiền. Đến nơi, bắt lớp moi hố sâu, khi phát hiện có đá đen đào “theo” luôn mở rộng hầm đó, đào sâu lút đầu người mới thôi. Còn khi đào hố sâu đứng đến bụng mà tìm không có đá đen thì bỏ đi chỗ khác moi hầm mới, theo kiểu “da beo”.

13-51-44_3
Đá đen có viên to bằng ngón tay út, đến cục lớn to bằng con cóc

Còn ông Bùi Văn Huấn, ở xã Hòa Định Tây (huyện Phú Hòa) cho hay: Tôi lên đây đào đá đen gần tháng nay. Kinh nghiệm khi đào xuống gặp lớp đá trắng cứ đào theo. Đá đen nằm giữa gân đá trắng với đủ loại kích cỡ, có viên to bằng ngón tay út, đến cục lớn to bằng con cóc. Đào xong bán cho thương lái, còn người mua đá đen làm gì thì…chịu. Trung bình mỗi ngày tôi đào đá đen bán được 300.000 đồng.

Bà Hờ Hiên ở xã Suối Trai (huyện Sơn Hòa) đang đào đá đen chia sẻ: Đá đen nhẹ hơn đá trắng, bên trong bóng, sáng, theo tôi khả năng họ mua về làm hột bông tai, hột xoàn chiếc nhẩn….

“Ở đây có những người đào thời gian lâu được cả tấn đá. Có người mới đi chỉ mới đào được 1kg. Vợ chồng tôi, có ngày đào được 29kg đá đen, bán theo giá đá xô”, bà Hiên nói, Với giá bán đá đen bình quân mỗi ký cả triệu đồng đã khiến cho lượng người đổ về đào kiếm đá đen ngày một đông. Cả một vùng bán ngập lòng hồ thủy điện rộng lớn bị “moi móc”. Lo ngại với số lượng người đông chen chúc, tranh nhau chiếm đất đào kiếm đen dẫn đến mất an ninh trật tự, đồng thời có nguy cơ mùa mưa lũ bồi lấp lồng hồ thủy điện.

Trao đổi với chúng tôi xung quanh vấn đề này, ông Ksor Y Phun, Phó chủ tịch UBND huyện Sông Hinh cho biết: Phòng Tài nguyên Môi trường của huyện đã đến khu vực khai thác đá đen khu vực lòng hồ kiểm tra tình hình. UBND huyện chỉ đạo công an các xã Sông Hinh, Ea Trol, Đức Bình Đông (3 xã nằm trong khu vực lòng hồ thủy điện Sông Hinh người dân đang khai thác đá đen), đến hiện trường vận động nhân dân không tiếp tục đào hầm hố tìm đá đen. Trong thời gian đến, nếu người dân tiếp tục đến đông người thì lực lượng của huyện tiến hành truy quét để ngăn chặn tình trạng đào bới làm ảnh hưởng khu vực lòng hồ, cũng như vấn đề an ninh trật tự…

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm