| Hotline: 0983.970.780

Dân sai vì xã sai

Thứ Hai 17/09/2012 , 10:51 (GMT+7)

Báo NNVN nhận được đơn của ông Đặng Văn Mạnh, thường trú tại xóm 5 thôn Do Đạo, xã Nhân Thịnh (huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) tố cáo UBND xã Nhân Thịnh "tiền hậu bất nhất".

Căn nhà do ông Mạnh xây trên mương tiêu của HTX

Báo NNVN nhận được đơn của ông Đặng Văn Mạnh, thường trú tại xóm 5 thôn Do Đạo, xã Nhân Thịnh (huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) tố cáo UBND xã Nhân Thịnh "tiền hậu bất nhất".

Cụ thể, UBND xã Nhân Thịnh đã thu tiền “hợp lý hoá” diện tích đất mà trước đây UBND xã cho ông mượn để làm nhà đặt máy xay xát gạo rồi, và sau khi nộp tiền “hợp lý hoá”, ông Mạnh tiến hành làm nhà trên đất đó, UBND xã không có bất kỳ một sự cản trở nào. Thế nhưng đến nay, UBND xã lại cho là ông lấn chiếm đất công, lập biên bản vi phạm hành chính, buộc ông phải tháo dỡ toàn bộ nhà cửa được xây dựng trên đất đó, nếu không, sẽ tổ chức cưỡng chế, khiến ông có nguy cơ mất sạch tài sản.

Chúng tôi đã về địa phương xác minh, và thấy như sau:

Năm 1991, ông Đặng Văn Mạnh được UBND xã Nhân Thịnh cho mượn 25m2 đất tại bờ mương tiêu của HTX Do Đạo để làm nhà đặt máy xay xát gạo. Theo tường trình của ông Mạnh, năm 1993, ông xin HTXNN Do Đạo cho mở rộng cơ sở xay xát, HTXNN đồng ý, nhưng đặt điều kiện là ông phải mở rộng lòng mương, xây cống cuốn ở lòng mương để không làm cản trở dòng chảy, ông đã thực hiện đúng cam kết đó.

Năm 1997, UBND tỉnh Hà Nam có Quyết định số 25 về hợp pháp hoá đất ở cho những hộ dân đang sống trên những diện tích đất chưa hợp pháp, ông Mạnh làm đơn gửi UBND xã xin được hợp pháp hoá diện tích đất đang mượn của xã nói trên, với tổng diện tích 124m2. Ngày 12/7/1997, cán bộ địa chính xã Nhân Thịnh đã thu của ông Mạnh 1 triệu đồng, có viết biên nhận ghi rõ là thu tiền hợp pháp hoá thửa đất ông Mạnh đang sử dụng để đặt máy xay xát.

 Hỏi sau khi nộp tiền rồi, sao không lên UBND xã làm các thủ tục tiếp theo để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ)? Ông Mạnh cho biết:

- Tôi xin hợp pháp hoá thửa đất đó để làm nhà ở, vì tôi không có chỗ ở nào khác, chứ chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện mua đi bán lại, vì vậy việc có sổ đỏ hay chưa cũng chẳng quan trọng lắm. Trước khi thu tiền của tôi, UBND xã đã lập Hội đồng để xem xét kỹ từng trường hợp một. Đất của tôi phải đủ điều kiện hợp pháp hoá thì xã mới thông báo, mới thu tiền, vì vậy nộp tiền xong là tôi yên tâm, tin tưởng rồi. Dân không tin chính quyền thì tin ai? Bao giờ UBND xã thông báo ra làm thủ tục cấp sổ đỏ thì tôi ra, chứ chẳng cần đòi hỏi làm gì.

Vì tin tưởng như vậy, nên ông Mạnh đã tháo bỏ máy xay xát gạo, làm nhà ở. Việc làm nhà của ông kéo dài nhiều năm (có đến đâu làm đến đó), nhưng chưa bao giờ UBND xã có ý kiến gì. Tuy chỉ là một ngôi nhà cấp 4, nhưng đó cũng là một cơ nghiệp.

Cho đến ngày 25/8/2012, UBND xã Nhân Thịnh bỗng đến lập biên bản tại ngôi nhà của ông, vì cho là ông đã vi phạm Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình Thuỷ lợi ngày 4/4/2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, vi phạm điểm c, khoản 5, điều 12 Nghị định 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ “quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi”.

Chúng tôi thấy cách hành xử của lãnh đạo UBND xã Nhân Thịnh là đúng: Có sai thì nhận sai một cách thẳng thắn, nghiêm túc, không quanh co lấp liếm, không đổ lỗi cho dân. Vấn đề là sự chỉ đạo của UBND huyện Lý Nhân tới đây sẽ thế nào, để vừa giữ vững được kỷ cương, pháp luật, vừa đảm bảo được quyền lợi cho công dân, vì cái sai của ông Mạnh có nguồn gốc từ cái sai của chính quyền cấp xã.

Biên bản ghi rõ yêu cầu ông Mạnh phải tháo dỡ toàn bộ nhà cửa, chuyển vật liệu đi nới khác trước ngày 27/8/2012, nếu không, UBND xã sẽ tổ chức cưỡng chế. Làm việc với PV NNVN ngày 10/9/2012, ông Đặng Văn Phong, Phó chủ tịch UBND xã Nhân Thịnh, cho biết: Việc UBND xã cho ông Mạnh mượn đất làm nhà đặt máy xay xát là có thật. Việc thu tiền hợp pháp hoá của ông Mạnh cũng là có thật. Tiền đó đã nộp vào ngân sách xã.

Nhưng cái sai thứ nhất của UBND xã là, sau khi thu tiền, thấy đất của ông Mạnh không đủ điều kiện hợp pháp hoá, nhưng xã lại không thông báo cho ông biết. Cái sai thứ hai, là khi chuyển số tiền 1 triệu đồng của ông Mạnh sang thành tiền cho ông thuê đất, xã cũng lại không thông báo với ông Mạnh, không lập hợp đồng rồi yêu cầu ông lên UBND xã để ký kết. Và cái sai thứ ba, là khi ông Mạnh làm nhà, xã cũng không tiến hành ngăn cản.

Chỉ đến đầu năm nay, khi một công dân khác trong thôn có đơn ra UBND xã tố cáo ông Mạnh xây nhà trên mương nước, vi phạm pháp luật, thì xã mới giật mình, xem xét lại quá trình sử dụng đất của ông. Thực ra, việc làm nhà của ông Mạnh cũng chẳng ảnh hưởng gì đến sự lưu thông của mương, vì ông đã xây cống cuốn trên đó rồi. Nhưng luật là luật, biết làm sao. UBND xã đã có báo cáo gửi UBND huyện về trường hợp này, xin chủ trương và chỉ đạo cụ thể của huyện.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất