| Hotline: 0983.970.780

Dán tem truy xuất nguồn gốc phân bón

Thứ Tư 16/08/2017 , 10:20 (GMT+7)

Nhằm giúp nông dân phân biệt được phân bón thật, giả, qua đó góp phần loại trừ phân bón giả, nhái, một số công ty, địa phương đã và đang chuẩn bị bắt tay thực hiện việc dán tem điện tử để truy xuất nguồn gốc phân bón.

Đồng Phú đi đầu

Đi đầu trong việc dán tem điện tử để truy xuất nguồn gốc phần bón là NM SX Phân bón Đồng Phú thuộc Tập đoàn Hùng Nhơn (Bình Phước). Theo ông Vũ Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn, do tổ chức chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn, nên mỗi ngày, lượng phân gia súc thải ra tại các trại chăn nuôi của công ty là rất nhiều. Vì vậy, từ năm 2009, Cty đã đầu tư hơn 40 tỷ đồng, xây dựng và đưa vào hoạt động NM SX Phân bón Đồng Phú, chuyên sản xuất phân hữu cơ vi sinh, với công suất 40.000 tấn/năm.

12-22-25_dn_tem_truy_xut_nguon_goc_phn_bon
Một vụ bắt phân bón giả ở TP HCM

Sau gần 10 năm đi vào hoạt động, các sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh của NM đã đứng vững trên thị trường, được nhiều nông dân ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ ưa chuộng vì phù hợp với cây ăn quả, cây công nghiệp, rau màu ...

Cuối năm 2016, Tập đoàn Hùng Nhơn bắt tay cùng một số công ty khác như De Heus, Bel Gà …, hợp tác thực hiện dự án cung cấp thực phẩm và rau quả sạch cho quân đội trên khu đất rộng 300 ha tại Đồng Nai, với tên gọi “Thung lũng thực phẩm an toàn”.

 Tổng vốn đầu tư của dự án dự kiến 1.200 tỷ đồng. Một yêu cầu quan trọng của dự án là các sản phẩm đều phải đảm bảo truy xuất nguồn gốc từ đầu vào tới đầu ra. Trong đó, các sản phẩm trồng trọt (rau, củ, quả) phải đảm bảo truy xuất nguồn gốc từ phân bón.

Chính vì vậy, Tập đoàn Hùng Nhơn đã ký kết với Tập đoàn FPT về việc truy xuất nguồn gốc phân bón Đồng Phú (nơi cung cấp phân bón cho việc sản xuất rau củ quả trong dự án thực phẩm an toàn 1.200 tỷ đồng).

Những thông tin chứa trong con tem sẽ giúp nhà quản lý, nông dân phân biệt được đâu là sản phẩm phân bón Đồng Phú thật, đâu là sản phẩm bị làm giả, làm nhái, và quan trọng hơn, là với con tem này, phân bón Đồng Phú đáp ứng được yêu cầu truy xuất nguồn gốc thực phẩm trong dự án “Thung lũng thực phẩm an toàn”.

Theo đó, FPT sẽ cung cấp cho Tập đoàn Hùng Nhơn 800.000 con tem điện tử cho 40.000 tấn phân bón hữu cơ vi sinh (mỗi bao phân bón 50 kg được dán 1 con tem). Loại tem điện tử này được sản xuất bằng công nghệ cao nên rất khó bị làm giả.
 

TP HCM sẽ truy xuất nguồn gốc phân bón

TP HCM là địa phương đang nóng về tình trạng SXKD phân bón giả, nhái, kém chất lượng … Năm 2016, Chi cục Quản lý thị trường TP đã phát hiện 103 trường hợp vi phạm về SXKD phân bón. Riêng ở khâu sản xuất phân bón, kiểm tra 56 cơ sở thì phát hiện 20 cơ sở không có giấy phép.

Chính vì vậy, từ tháng 3 đến tháng 9/2017, Chi cục Quản lý thị trường TP HCM đã thực hiện 3 đợt kiểm tra đồng loạt về hoạt động sản xuất, gia công phân bón vô cơ trên địa bàn. Bên cạnh đó, UBND TP HCM cũng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng khác đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử phạt tình trạng sản xuất, gia công và kinh doanh phân bón giả, nhái, kém chất lượng. Phấn đấu đến hết năm 2017, trên địa bàn TP cơ bản không còn tình trạng sản xuất, gia công phân bón giả.

Một thông tin cũng rất đáng chú ý là UBND TP HCM đã giao cho Sở Công thương nghiên cứu việc dán tem điện tử để truy xuất nguồn gốc phân bón giống như đang làm với truy xuất nguồn gốc thịt lợn và sắp tới là truy xuất nguồn gốc sản phẩm gia cầm.

Theo ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, đã đến lúc TP phải tiến hành truy xuất nguồn gốc phân bón giống như truy xuất nguồn gốc thực phẩm, để người nông dân có thể trực tiếp kiểm tra, phân biệt được ngay phân bón thật, giả.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm