| Hotline: 0983.970.780

Dấn thân trồng rau sạch

Thứ Tư 13/03/2019 , 10:17 (GMT+7)

Vốn là cán bộ trong ngành nông nghiệp, đã từ lâu Lê Đức Minh nung nấu ý định mở trang trại trồng cây, làm kinh tế bằng nghề nông.

Một khu vực trồng rau ngoài trời

Năm 2011, ý định trên mới thành hiện thực. Anh Lê Đức Minh quyết định đầu tư thuê 5 ha đất tại phường Hội Hợp, TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), thành lập Công ty Cổ phần Nông – Lâm nghiệp và Môi trường Vĩnh Hưng.

Khi có đất, anh Minh bỏ vốn xây dựng tới 3 ha nhà lưới để trồng rau ăn lá và rau ăn quả. Cây trồng của nhà lưới khá đa dạng, như mướp đắng, mướp hương, dưa lê Hàn Quốc, khoai tây, rau cải, bí đỏ hồ lô… Phần ngoài nhà lưới, anh cũng đầu tư khá bài bản để trồng cà chua, dưa chuột…

Từ năm 2015 – 2016, thị trường rau ở Vĩnh Phúc và các tỉnh lân cận bắt đầu đi vào SX có chất lượng cao, cũng đòi hỏi sự cạnh tranh và khó tính hơn trước. Các cơ sở SX rau, củ, quả phải nhanh chóng bắt kịp thị trường và nhất là bắt kịp sự khó tính của khách hàng, mới tồn tại được. Giám đốc Lê Đức Minh đã vào cuộc rất nhanh. Bởi thế sản phẩm của Công ty Vĩnh Hưng dần dần “len” vào thị trường khó tính, là các siêu thị lớn ở TP Vĩnh Yên,Vĩnh Phúc và bắt đầu vào siêu thị ở các tỉnh lân cận và Hà Nội.

Để sản phẩm có thể vào thị trường khó tính, ngay từ đầu anh Minh đã đầu tư khá bài bản. Ngoài việc làm nhà lưới, anh còn xây dựng nhà sơ chế với hơn 80m2, đóng gói (có nhãn mác) sản phẩm, trước khi đưa ra thị trường. Để có được sản phẩm an toàn, sản phẩm sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, anh đầu tư một giàn tưới tiêu tự động theo kiểu tưới phun hiện đại.

Đầu vào SX rau, củ, quả, anh cũng tìm các đối tác tin cậy, có uy tín trong nước và cả nước ngoài. Các đối tác này đều được kiểm định, có đủ tiêu chuẩn SX rau an toàn. Một số giống cây, anh nhập từ Hàn Quốc. Trong quá trình SX dù trong nhà lưới hay ngoài nhà lưới, đều đảm bảo tuyệt đối an toàn. Nhờ vậy sản phẩm dưa lê Hàn Quốc, mướp hương, mướp đắng, cà chua, bí đỏ… đến các loại rau ăn lá đều được siêu thị đón nhận.

12-18-29_img_0006
Khu nhà lưới của công ty

Theo anh Lê Đức Minh, rau ăn lá của công ty, mức tiêu thụ ban đầu từ 5 – 7 tạ/ngày, nay đã tăng lên trên 15 tạ/ngày. Các cửa hàng “chân rết” tiêu thụ từ 250 – 300 kg sản phẩm/ngày. Rau ăn lá và cà chua, tiêu thụ mỗi loại trên 5 tạ/ngày. Mức độ tuy còn khiêm tốn, nhưng đáng mừng là sản phẩm được đón nhận ngay, không có tình trạng tồn đọng, SX đến đâu, bán hết đến đấy.

Khi chúng tôi đến trang trại của Công ty Vĩnh Hưng vào cuối tháng 2/2019, đúng lúc vừa có trận lốc lớn, làm hư hại khá nhiều phần nhà lưới và hoa màu. Anh Minh đang phải gấp rút sửa chữa, khắc phục hậu quả. “Đã dấn thân vào con đường nông nghiệp, thì ắt phải chấp nhận rủi ro. Thiên tai là điều không tránh khỏi. Nhưng chúng tôi quyết vượt qua những rủi ro để tồn tại và phát triển”, anh Minh cho biết.

Một trong cái khó của công ty là thời gian thuê đất quá ngắn, chỉ 5 năm. Làm nông nghiệp thường phải đầu tư với thời gian 5 năm, 10 năm, thậm chí 20 năm, mới mong ổn định và có lãi. Đó là một thực tế. Tuy nhiên thuê đất của người dân, nhất là gom lại từ canh tác nhỏ lẻ, manh mún, là điều rất khó để công ty dám đầu tư lớn. Vì vậy công ty mong muốn được thuê đất lâu dài.

Tuy nhiên, theo anh Minh, dù sử dụng đất trong thời gian bao lâu, thì công ty vẫn đầu tư một cách bài bản và nhất là luôn đảm bảo sản phẩm an toàn.

Chăm sóc rau
"Các loại rau, củ, quả theo “chuẩn” giá thường cao hơn từ 20 - 30% so với rau, củ, quả thông thường. Đó là một bài khó, trong khi thói quen của người tiêu dùng là tiện đâu mua đấy, thậm chí ít quan tâm đến sản phẩm sạch hay không sạch…", anh Minh tâm sự.

 

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất