| Hotline: 0983.970.780

Dân tố nhà máy tinh bột sắn Bá Thước gây ô nhiễm môi trường kinh hoàng

Thứ Năm 30/03/2017 , 13:15 (GMT+7)

Trái ngược với kỳ vọng ban đầu, cuộc sống của hàng loạt hộ dân tại thôn Chun, xã Thiết Ống (Bá Thước, Thanh Hóa) bị đảo lộn hoàn toàn kể từ ngày Nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước đi vào hoạt động. Hiệu quả kinh tế chưa bàn đến, chỉ biết rằng môi trường nơi đây ngày càng bị ô nhiễm...

Hiệu quả kinh tế chưa bàn đến, chỉ biết rằng môi trường nơi đây ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng, tác động nặng nề đến sinh hoạt và sức khỏe của người dân.
 

Ô nhiễm kinh hoàng

Năm 2002, Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Bá Thước, trực thuộc Cty CP Xuất nhập khẩu (XNK) rau quả Thanh Hóa được xây dựng và đưa vào hoạt động.

16-29-39_1
Nhà máy tinh bột sắn Bá Thước, “hung thần” trong mắt các hộ dân ở thôn Chun, xã Thiết Ống

Thời điểm này, các cấp chính quyền và người dân vui mừng khôn xiết, tất cả đều kỳ vọng việc xây dựng nhà máy sẽ giải quyết tận gốc nhu cầu về tìm việc làm cho người lao động, từng bước nâng tầm KT-XH của địa phương ngày một đi lên.

Những năm đầu mọi việc tiến triển khá thuận lợi, quy mô sản xuất của nhà máy đảm bảo công suất thiết kế, dây chuyền vận hành hiệu quả, vấn đề môi trường không có gì đáng ngại. Thế nhưng, về sau tình hình hoạt động của nhà máy bắt đầu xuất hiện hàng loạt vết gợn, trong đó ô nhiễm môi trường trong sản xuất sắn củ tươi của nhà máy dường như vượt khỏi tầm kiểm soát.

Theo phản ánh của người dân sống tại thôn Chun, xã Thiết Ống thì những năm qua, họ sống “quay quắt” trong môi trường độc hại, bắt nguồn từ quá trình xả thải vô tội vạ của Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Bá Thước.

Ông N.C.K, một người dân gay gắt nói: “Nhà máy xả thải cả ngày lẫn đêm khiến cuộc sống của chúng tôi bị đảo lộn tứ tung, khổ sở không sao kể xiết. Cực nhất là những ngày nóng nực, khi đó mùi hôi thối, chua nồng từ 2 hồ chứa nước thải xốc lên tận óc.

Nói sợ các anh không tin nhưng thực tế đến bữa cơm cũng phải ăn vội, ăn vàng như thời chiến vì ruồi nhặng đậu kín đen đến phát kinh. Đến lúc đi ngủ cũng chẳng yên, dù bí bách cũng phải dùng chăn choàng kín đầu thâu đêm suốt sáng. Với thanh niên trai tráng khỏe mạnh thì chưa biết thế nào, chứ người già, trẻ em thì phần lớn đều có dấu hiệu đau đầu, ho dai dẳng kéo dài”.

16-29-39_2
Người dân thôn Chun đã nhiều lần viết đơn kiến nghị gửi lên chính quyền địa phương và cơ quan chức năng

Chưa đầy 30 phút “mục sở thị” 2 hồ nước thải đen kịt, đặc quánh hệt như nhựa đường của Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Bá Thước, chúng tôi thực sự rùng mình kinh hãi. Bất chợt, nghĩ đến việc già trẻ, gái trai thôn Chun ngày ngày “sống chung với lũ”, thật không khỏi ngậm ngùi…
 

Phạt 310 triệu đồng

Sau khi tiếp nhận thông tin, ngày 14/1/2017, UBND huyện Bá Thước đã chỉ đạo Phòng TN-MT phối hợp với UBND xã Thiết Ống tiến hành kiểm tra các hoạt động xả thải ra môi trường tại Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Bá Thước. Kết quả cho thấy, phản ánh của người dân có cơ sở.

Cụ thể, hệ thống xử lý nước thải tại hố biogas số 1 gặp sự cố, hiệu suất xử lý không đảm bảo nên dẫn đến môi trường bị ảnh hưởng. Chưa dừng lại ở đó, đến ngày 17/1, UBND huyện Bá Thước tiếp tục thành lập đoàn kiểm tra, tiến hành xác minh thông tin nhà máy cố tình xả thải vào đêm 16/1 là chính xác. Còn phía doanh nghiệp chống chế: Do quá trình khắc phục sự cố rò rỉ, van khóa cống xả bị gãy nên xảy ra việc tràn nước thải hồ chứa số 2 ra môi trường.

16-29-39_4
Hồ chứa nước thải đặc quánh của nhà máy

Ngày 16/2/2017, Thanh tra Sở TN-MT Thanh Hóa phối hợp cùng UBND xã Thiết Ống, UBND huyện Bá Thước tiếp tục tiến hành kiểm tra việc ô nhiễm tại nhà máy, kết quả cụ thể như sau:

Theo báo cáo của Cty XNK Rau quả Thanh Hóa, khi tiến hành thay đổi một số thiết bị cũ tại nhà máy do bộ phận kỹ thuật lắp đặt không tốt nên một phần thiết bị cũ, mới không đồng bộ nên nhà máy vừa tiến hành chạy thử, vừa phải khắc phục sự cố. Tại hồ sinh học số 2, quá trình sửa chữa mối hàn, công nhân đã làm hỏng cánh van nên nước trong hồ có chảy ra sông Mã.

Phiếu kết quả phân tích số N170135B/QTTH-PTN ngày 22/1/2017 của Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường đối chiếu mẫu nước thải tại hồ sinh học số 2 với cột A, giá trị C của QCVN 40:2011/BTNMT khẳng định: Độ màu vượt 17,626 lần; TSS vượt 6,38 lần; BOD vượt 123,61 lần; COD vượt 88,3 lần…

Đối chiếu mẫu nước ngầm tại khu dân cư, cụ thể là nước giếng của hộ ông Bùi Văn Nguyệt (cách nhà máy 300m về phía đông nam), ông Trương Công Khanh (cách 25m) và ông Trương Công Hậu (cách 22m), đơn vị chức năng ghi nhận tại khu vực nhà ông Nguyệt, ông Khánh chỉ số môi trường của Coliform vượt 366,67 lần, riêng tại gia đình ông Hậu vượt đến 800 lần.

Từ thực tế trên, Sở TN-MT khẳng định: Cty CP XNK Rau quả Thanh Hóa, Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Bá Thước đã có hành vi xả nước thải vào nguồn nước có hàm lượng chất ô nhiễm vượt quá giới hạn quy định. Với hành vi vi phạm trên, Thanh tra Sở TN-MT đưa ra mức phạt là 50 triệu đồng. Sau đó, ngày 13/3/2017, ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký Quyết định số 757/QĐ-XPVPHC xử phạt tiếp 260 triệu đồng. Tổng 2 mức phạt là 310 triệu đồng. Bên cạnh đó, yêu cầu đơn vị phải thực các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm trước ngày 30/3/2017.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm