| Hotline: 0983.970.780

Dân vùng tâm bão Vạn Ninh không trông mong tết, chỉ lo làm lại từ đầu

Thứ Sáu 26/01/2018 , 15:50 (GMT+7)

Chưa đầy 1 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Mậu Tuất, người dân nhiều nơi trên cả nước đang rộn ràng, tất bật chuẩn bị sắm tết. Thế nhưng, tại vùng tâm bão số 12 đổ bộ ở huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), chúng tôi trở lại chứng kiến cảnh tượng im ắng - điều mà những năm trước đây chưa từng xảy qua

Không mong chờ tết

Tháng Chạp cũng là lúc báo hiệu cái tết đang gần kề. Ấy vậy mà bà Hồ Thị Dần, tổ 14, thị trấn Vạn Giã giật mình, đã gần đến tết rồi ư. Bà bảo, năm ngoái giờ này bà đã hoàn tất mua sắm. Bởi làm việc cực nhọc một năm, chỉ mong ngày tết sắm sửa, trang trí nhà cửa, cúng mâm cơm cho ông bà tổ tiên, sum họp gia đình là hạnh phúc rồi.

Bà Dần cho biết, chẳng mong gì tết đến

Nhưng tết này bà chẳng sắm sửa gì. Vì tất cả vốn liếng nuôi 60 lồng tôm hùm, cá bớp, cá mú… đã bị bão số 12 cướp sạch, ước thiệt hại 4 tỷ đồng. Ngay cả căn nhà “chui ra chui vô” cũng bị bão đánh sập, không còn gì. Điều bà nghĩ lúc này, là dựng lại nhà ở, nhưng chẳng còn tiền. May mà 4 đứa con góp sức vay 300 triệu cho vợ chồng bà cất lại nhà cửa.

Gặp chúng tôi trong lúc đang hoàn thiện công đoạn cuối cùng của ngôi nhà, tuy bên ngoài bà Dần vui mừng vì chỉ còn vài ngày nữa sẽ dọn về nhà mới, nhưng sâu thẳm bà lại không nghĩ mình bị kiệt quệ như vậy. “Giờ trắng tay không còn tâm trạng đón tết nữa. Ngôi nhà sắp xây xong cũng không có tiền mua vật dụng mới. Có chăng chỉ tận dụng đồ cũ sót lại như cái bàn, cái ghế nào có thể sửa được thì đem về đặt cho đỡ trống trải”, bà Dần buồn rầu nói.
 

Nhiều niềm mong mỏi

Cách nhà bà Dần vài trăm mét là ngôi nhà mới dựng của ông Nguyễn Ngọc Anh, 89 tuổi, tổ 15 (Vạn Giã). Gia đình ông Anh là hộ nghèo. Bão vào đã làm ngôi nhà đổ sập hoàn toàn. May mà ông nhanh trí cõng vợ là bà Nguyễn Thị Mực (84 tuổi) chạy thoát thân lúc ngôi nhà sắp bị ập xuống.

Ông Anh cũng đỡ tủi khi nhận được sự hỗ trợ của của Nhà nước, sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân. Căn nhà rộng 42m2 là nơi trú ngụ của 2 vợ chồng già và con gái út mắc bệnh tâm thần. Hiện cuộc sống chủ yếu dựa vào tiền phụ cấp chế độ và tương trợ tình làng nghĩa xóm.

“Nếu không nhận được giúp đỡ, gia đình tôi khó mà dựng lại nhà. Giờ có căn nhà mới tôi rất mừng. Nhưng cứ nghĩ đến tết, tôi lo lắm vì vợ chồng già rồi đâu làm ra tiền, lấy gì sắm sửa. Số tiền hỗ trợ xây nhà và mua vật dụng hết rồi. Tôi hy vọng, nhà nước có thêm những phần quà hỗ trợ cho bà con bị thiệt hại do bão, giúp họ có một cái tết ấm áp”, ông Anh tâm sự.

Ông Nguyễn Ngọc Anh cảm ơn nhà nước và các tổ chức, cá nhân hỗ trợ dựng lại nhà
Ông Lê Đình Vinh, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Vạn Giã cho biết, người dân Vạn Giã dựa vào biển, chủ yếu đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Do có nguồn thu ổn định và cao nên gần tết, bà con sắm tết khá rủng rỉnh. Tuy nhiên họ rất im ắng, không trông mong gì tết. Điều họ mong mỏi lúc này là tập trung khôi phục sản xuất, vay vốn để làm lại từ đầu.

Rời thị trấn Vạn Giã, chúng tôi ngược lên thăm bà con vùng làm nương rẫy trồng chuối, đào… thuộc thôn Vinh Huề, xã Vạn Phú (Vạn Ninh) cũng bị thiệt hại nặng nề do bão số 12. Khi hỏi đã chuẩn bị gì cho tết, họ đều lắc đầu và mong tết đến từ từ.

Chị Đặng Thị Lan bảo, bình thường giờ này hai vợ chồng đang đầu tắt mặt tối trên rẫy chăm sóc chuối để chuẩn bị thu hoạch kiếm tiền sắm tết, còn năm nay tết sầm sập sau lưng chỉ biết ngồi nhìn ra cửa, chờ người đến kêu đi làm kiếm sống qua ngày. Vợ chồng chị Lan có hơn 1ha rẫy trồng cây chuối mốc, đào, bưởi... Sau bão, vườn rẫy tan hoang, cây đổ ngã, bứng gốc hết.

“Rẫy chuối của tôi mỗi tháng thu hoạch vài triệu, đủ trang trải cho gia đình 2 vợ chồng và 3 đứa con. Bây giờ khôi phục lại rẫy chuối phải mất gần 1 năm. Còn trồng đào, bưởi thì mất nhiều năm hơn. Thôi năm nay đành chấp nhận ăn tết tẻ nhạt, không sắm sửa gì”, chị Lan nghẹn ngào.
 

Không để dân đói

Trao đổi với PV, bà Vũ Thị Kim Trinh, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Vạn Ninh cho biết, đến nay công tác khắc phục hậu quả sau bão, về nhà ở đã tương đối ổn. Tất cả nhà bị sập, hư hỏng nặng và rất nặng thuộc diện hỗ trợ bà con đã được nhận tiền dựng lại nhà.

Tuy nhiên, toàn huyện có 50 hộ chưa thể xây được nhà vì nhà đang có tang hoặc không có tiền trả công thợ. Trong đó, 10 nhà không có công thợ đã được chính quyền phối hợp với quân đội giúp dựng lại. Còn 20 nhà nằm ở 4 thôn của xã đảo Vạn Thạnh khó khăn, tiền hỗ trợ không đủ xây nhà, do chi phí vận chuyển, nhân công ở đó gấp 2 - 3 lần đất liền, nên chưa dựng được nhà trước tết.

“Đối với các trường hợp này, huyện vẫn tiếp tục kêu gọi các tổ chức, cá nhân, các dự án nhà chống bão hỗ trợ. Chưa dựng được nhà nhưng vẫn không để dân sống tạm bợ, huyện sẽ cấp lều bạt, giường xếp, nệm từ là quà viện trợ của Nga, ASEAN, Trung Quốc cho bà con, để họ đón tết ấm áp”, bà Trinh cho biết.

Mất nguồn thu từ trồng chuối, đào, nên tết gần kề chẳng sắm sửa gì

Bà Trinh nhận định, năm nay người dân vùng bão gặp khó khăn rất nhiều, đặc biệt là với những hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khuyết tật. Xác định được điều này, huyện đã hoàn thành việc rà soát, tổng hợp các hộ có nguy cơ thiếu đói gửi lên UBND tỉnh. “Theo chỉ đạo của tỉnh là không để dân thiếu đói trong dịp tết. Chúng tôi đã tổng hợp được 3.689 hộ với 9.504 nhân khẩu có nguy cơ thiếu đói và chuẩn bị 142 tấn gạo cấp cho dân. Ngoài ra, xuất ngân sách 400 triệu để thăm, tặng quà cho bà con”, bà Trinh cho biết thêm.

Nhiều ngôi nhà mới được dựng lại sau bão 12
Vũ Thị Kim Trinh, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Vạn Ninh cho biết, những hộ có vườn cây ăn trái, đất trồng rừng bị thiệt hại hầu như chưa được hỗ trợ, chỉ mới tổng hợp số liệu. Nhiều hộ đến giờ này vẫn không có tiền thuê người dọn rẫy, dọn vườn. Phải xác định, đây là những đối tượng khó khăn lâu dài, tỉnh cần hỗ trợ về giống cây trồng, vật nuôi... cho bà con.

 

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm