| Hotline: 0983.970.780

Đáng lên án cảnh tượng đánh bắt cá đồng mùa lũ rút theo kiểu hủy diệt ở ĐBSCL

Thứ Hai 05/11/2018 , 07:01 (GMT+7)

Mùa lũ ở miền Tây bên cạnh đánh bắt cá, tôm, cua truyền thồng bằng cách giăng câu, thả lưới, dó, dớn và lọp…vẫn còn nhiều trường hợp khai thác cá trái phép theo kiểu tận diệt là dùng xung điện để đánh bắt nguồn thủy sản tự nhiên.

Hiện nay nước lũ trên đồng ruộng đang rút dần cũng là lúc cá, tôm trên đồng lũ lượt xuống sông, kênh, rạch. Song chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân dùng xung điện đánh bắt cá, tôm vừa hủy diệt nguồn lợi thủy sản vừa nguy hiểm đến tính mạng con người sử dụng.

 Mặc dù thời gian qua, các ngành chức năng xử lý nhiều trường hợp đánh bắt thủy sản trái quy định pháp luật (xung điện) đã tịch thu dụng cụ, phạt tiền nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên nhiều người vẫn vi phạm
 
 
Trên cánh đồng từ huyện Thới Lai đi Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh ( TP. Cần Thơ) bắt gặp rất nhiều người ngang nhiên dùng xung điện đánh bắt cá, tôm khi chúng tôi tiến lại gần định chụp ảnh thì các đối tượng phát hiện và bỏ đi
 Để có được bộ dụng cụ xung điện bắt cá đồng, chỉ cần bỏ ra 1-2 triệu đồng là có thể mua một bình ắc-quy 12V và một bộ kích điện để đánh bắt cá. Với cách đánh bắt này, các loại cá lớn, nhỏ đều bị hủy diệt
 
 
 
Trung bình mỗi ngày, người sử dụng xung điện bằng bình ắc-quy cầm tay có thể bắt cả chục kg thủy sản các loại, còn sử dụng ghe cào điện thì số thủy sản bắt được cao hơn 3-5 lần
 
 
Không chỉ dùng bình ắc-quy nhỏ, nhiều người còn sử dụng cào điện công suất lớn, trang bị cả ghe, lưới để “quét sạch” các loại thủy sản trên diện rộng
 
 
Ngoài ra, người dân còn sử dụng lưới mắt nhỏ hơn quy định để khai thác thủy sản. Những cách khai thác kiểu tận diệt này làm nguồn lợi thủy sản trên vùng ĐBSCL bị suy giảm và nguy cơ cạn kiệt
 
Dụng cụ kéo côn bắt cá bằng điện, loại hình đánh bắt thủy sản bị cấm. Người nếu bị phát hiện vi phạm sẽ bị xử phạt hành chánh và tịch thu phương tiện
 
Trên các cánh đồng mênh mông nước lũ, dớn cá được người dân đặt kín cả mặt ruộng. Mỗi cái dớn chỉ cách nhau vài mét, kéo từ đầu ruộng đến cuối ruộng theo chiều ngang. Việc đặt dớn dày đặc và mắt lưới nhỏ làm cho tất cả các loại thủy sản từ lớn đến nhỏ không còn đường "thoát thân"
Theo công an xã Vĩnh Thạnh, huyện Tân Hưng – Long An cho biết, từ đầu mùa lũ đến nay công an xã tổ chức 85 cuộc tuần tra, phát hiện, lập biên bản, xử lý 10 trường hợp sử dụng xung điện khai thác thủy sản trái phép, 24 trường hợp sử dụng lưới có kích thước mắt nhỏ hơn quy định đánh bắt cá, xử phạt hành chính, thu nộp ngân sách hơn 40 triệu đồng. Đồng thời thu giữ 3 chài điện, 6 xuyệc điện, 10 bình ắc-quy
 
Nghị định số 103 của Chính phủ về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm trong đánh bắt nguồn lợi thủy sản quy định, nếu sử dụng ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ hơn từ 15 - 40 mm đối với lưới vây, lưới kéo, lưới rê (lưới bén) đăng, đáy,… sẽ bị phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng và bị tịch thu ngư cụ và buộc phải khắc phục hậu quả.

 

Xem thêm
Trao tặng kỷ niệm chương cho Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam

Trao tặng kỷ niệm chương cho Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam. Kết nối các lực lượng thực thi pháp luật thủy sản. Chia sẻ khó khăn với bà con bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn. Trao tặng 2.000 con vịt biển giống cho Bộ đội biên phòng.

Tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía

Thời gian qua, các nhà máy đường và người trồng mía đã có nhiều giải pháp liên kết sản xuất nhằm vực lại ngành mía đường sau giai đoạn khó khăn. Các chuyên gia cùng thảo luận, hiến kế để tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía.

Câu chuyện vượt nắng, thắng hạn: Nhìn từ Sóc Trăng

SÓC TRĂNG Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo Sở NN-PTNT tăng cường công tác ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn, để giảm thiểu rủi ro sản xuất nông nghiệp trong mùa khô năm nay.

Tránh nắng nóng, nông dân xuyên đêm thu hoạch mía

Sóc Trăng Huyện Cù Lao Dung đang vào vụ thu hoạch mía niên vụ 2023 - 2024, tuy nhiên do nắng nóng gay gắt nên người dân phải thu hoạch vào ban đêm, lúc 2 - 3h sáng.