| Hotline: 0983.970.780

Đáng nể lão nông làm kinh tế giỏi, lại rộng lòng hiến đất làm NTM

Thứ Năm 17/05/2018 , 07:15 (GMT+7)

Năng động, sáng tạo ứng dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp, gia đình ông có nguồn thu nhập ổn định mỗi năm từ 600-700 triệu đồng, sau khi đã trừ chi phí. Nhờ đó, ông đã có một cơ ngơi khang trang...

Ông Phạm Văn Nhung, thôn Hòa Bình, thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh (Gia Lai) được mọi ngượi gọi với cái tên trìu mến Bác Sáu Nhung, bởi lẽ ông là một người tích cực tham gia các hoạt động tại địa phương, trong đó có phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM).  

11-39-23_1
Ông Phạm Văn Nhung

Năm 1965, khi vừa tròn 20 tuổi, nghe theo tiếng gọi của Đảng, ông Nhung đã cùng với nhiều thanh niên hăng hái lên đường nhập ngũ tham gia chiến đấu. Sau ngày miền Nam giải phóng, năm 1977 ông Nhung xuất ngũ, cuộc sống ở quê hương Quảng Ngãi vất vả nên năm 1999, ông cùng vợ con lên Tây Nguyên lập nghiệp.

Những ngày đầu lên vùng đất mới, gia đình ông gặp rất nhiều khó khăn, nhưng với phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, ông đã vượt qua tất cả, phấn đấu làm giàu bằng chính bàn tay lao động của mình. Với số vốn dành dụm được, ông đã mua 1ha đất trồng để cây ngắn ngày, sau một thời gian nhận thấy vùng đất này thích hợp để trồng hồ tiêu vợ chồng ông đã vay vốn đầu tư trồng tiêu.

“Bao nhiêu vốn liếng, gia đình tôi đều đầu tư cho cây hồ tiêu. Để cây hồ tiêu phát triển, cho năng suất cao, vợ chồng tôi thường xuyên có mặt ở rẫy để chăm sóc tiêu. Không phụ công người, cây tiêu phát triển tốt, cho năng suất cao. Cũng may, giá hồ tiêu ngày ấy cũng ổn định, vườn hồ tiêu rất sai trái nên tôi đã có vốn để mở rộng từ 1.000 trụ hồ tiêu lên 10.000 trụ”, ông nói.

Tuy nhiên do sâu bệnh trên cây hồ tiêu diễn biến phức tạp, giá hồ tiêu giảm, ông đã chuyển đổi một số diện tích hồ tiêu chết sang trồng cà phê, cây ăn trái. Hiện tại, ông có 1ha cà phê, 2.800 trụ tiêu và 1ha trồng chanh dây, mít, bơ…

Năng động, sáng tạo ứng dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp, gia đình ông có nguồn thu nhập ổn định mỗi năm từ 600-700 triệu đồng, sau khi đã trừ chi phí. Nhờ đó, ông đã có một cơ ngơi khang trang, đầy đủ các phương tiện phục vụ sinh hoạt hàng ngày và phát triển kinh tế, con cái đều thành đạt.

Không những làm kinh tế giỏi, ông Nhung còn tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, tham gia vào phong trào NTM. Hiện nay, ông là Chủ tịch Hội Người cao tuổi huyện Chư Pưh. Dù làm gì, ông Nhung cũng luôn tận tâm, tận lực và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. 

11-39-23_2
Ông Sáu Nhung và con đường do ông cùng bà con vận động hiến đất

Ông luôn giúp đỡ các hội viên khó khăn, cho vay vốn phát triển sản xuất không lấy lời, hỗ trợ giống tiêu cho các hội viên nghèo, hướng dẫn các hội viên trồng chăm sóc cây hồ tiêu, cà phê... Ông đã tự nguyện hiến 700 m2 đất trị giá 1,3 tỷ đồng, để làm đường giao thông nông thôn.

Nhận xét về ông Phạm Văn Nhung, ông Chu Xuân Toàn, Chủ tịch Hội CCB huyện Chư Pưh cho biết: “Ông Nhung luôn gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào của địa phương, nhất là phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và nuôi dạy con cháu ngoan, chấp hành tốt đường lối của Đảng và Nhà nước”.

Từ năm 2012-2015, ông Sáu Nhung đã được tang Bằng khen của Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam với danh hiệu tuổi cao gương sáng, hàng năm nhận được bằng khen, giấy khen của UBND tỉnh, huyện vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước. Đặc biệt, vừa qua ông Nhung đã được tôn vinh người cao tuổi làm kinh tế giỏi tại Hội nghị biểu dương người cao tuổi do huyện tổ chức.

 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm