| Hotline: 0983.970.780

Đáng nể người 'kết nối' cho hơn 1.000 thân nhân tìm được mộ liệt sỹ

Thứ Sáu 27/07/2018 , 15:05 (GMT+7)

Sau 10 năm làm “người đưa đò”, ông Hồ bảo: “Mỗi thân nhân liệt sỹ, khi tìm được người thân lại biểu lộ một cảm xúc khác nhau. Nhưng tất cả đều khiến tôi xúc động...

Bất cứ ai nghe ông Nguyễn Sỹ Hồ nói qua về công việc một ngày ở nhà hay một chuyến đi, cũng sẽ phải thốt lên rằng “Đáng nể”. Bởi năm nay ông đã 64 tuổi, cái tuổi đáng lẽ phải nghỉ nghơi, sum vầy cùng con cháu, vui thú với mảnh vườn, thì ông lại rong ruổi hàng trăm, thậm chí cả ngàn cây số, rồi làm việc liên tục hơn chục giờ đồng hồ ngoài trời. Có lẽ, khó tìm được người thứ 2 như ông.
 

Khó có người thứ 2

“Yêu cầu đầu tiên đối với công việc này là ngoài có sức khoẻ ra, còn phải hết sức kiên trì. Đứng trước một nghĩa trang với 10 ngàn ngôi mộ, đi từng ngôi, chụp hết. Nếu không kiên trì là bỏ cuộc. Rất nhiều người đã làm việc như tôi, nhưng chỉ chụp được vài trăm tấm, thậm chí vài chục, là nản. Có nghĩa trang tôi phải chụp liên tục 10 tiếng đồng hồ.

Ví dụ ở nghĩa trang tỉnh Bình Thuận, 7 giờ sáng tôi bắt đầu bấm máy liên tục, đến khi trời tắt nắng. Bình quân mỗi giờ tôi chụp khoảng 600 tấm ảnh. Cũng có những ngày tôi chụp tới 7 ngàn tấm. Khi làm, tôi quên mệt, quên đói, làm cho bằng xong mới nghĩ đến chuyện ăn. Mỗi khi có một gia đình thông báo tìm được mộ rồi, là tôi lại như được tiếp thêm năng lượng để làm tiếp”, ông Hồ kể.

14-20-25_nh_3
Suốt quá trình thực hiện việc bốc hài cốt liệt sỹ, từ cử chỉ, ánh mắt ông giáo già luôn là sự chân thành, tỉ mỉ

Công đoạn chụp ảnh đã vất vả, nhưng sắp xếp, đưa lên trang web sao cho dễ quản lý, dễ tìm, lại là một công đoạn không đơn giản. Trên trang web, đặt từng thư mục theo tên nghĩa trang, tên địa phương. Bên trong thư mục, mỗi tấm ảnh được đặt tên trùng với tên trên bia liệt sỹ. Nhờ vậy, việc tra cứu vô cùng dễ.

“Một điều tôi hơi ngạc nhiên là thông liệt sỹ vẫn có ở nhiều nơi, ví dụ như trang mạng của địa phương, của đơn vị quản lý, nhưng gia đình không tìm thấy, còn khi đưa lên trang web “người đưa đò” thì họ lại tìm được”, ông Hồ nói.

Có lẽ, ông giáo già Nguyễn Sỹ Hồ sẽ gặp khó khăn gấp bội nếu không được người bạn đời, bà Lê Thị Lan, cảm thông, chia sẻ công việc “vác tù và hàng tổng” này. Ông bảo: “Bà ấy không chỉ là người bạn đời hết lòng vì chồng con, mà còn là bạn đồng hành với tôi suốt chục năm qua”.

Ngồi bên cạnh chồng, bà Lan tâm sự: “Gia đình tôi cũng là người trong cuộc, hiểu rõ tâm trạng có người thân hy sinh mà không biết đang nằm ở đâu. Và cảm nhận rõ niềm vui, hạnh phúc lớn nhường nào khi tìm thấy. Cho nên, khi đồng hành cùng ông nhà, tôi vui cùng những thân nhân liệt sỹ tìm thấy hài cốt người thân. Người ta nói, người nhận vui một thì người cho đi vui 2. Nghĩ tới việc mình là người mang lại niềm vui ấy cho họ, hạnh phúc lắm”.

14-20-25_nh_6
Mỗi ngày, ông Hồ nhận hàng trăm bức thư, mail của người thân liệt sỹ

Nói về sự vất vả, bà Lan kể: “Tôi ủng hộ ông ấy. Nhưng do còn phải chăm lo cho gia đình, nên không phải chuyến nao cũng di cùng ông được, nên mỗi khi ông đi, tôi ở nhà lại lo. Vì tuổi đã cao, sức khoẻ không còn nhiều, mà những chuyến đi ấy không thể lường trước được những khó khăn. Có những chuyến đi rất xa, đi vài ngày, cơm đùm gaọ nắm mang theo chứ ở đó có quen biết ai đâu mà nhờ? Nghĩa trang nào cũng rộng mênh mông, có hàng ngàn ngôi mộ. Phải đi hết lượt. Nhiều lúc giữa trưa nắng, đi dưới nền xi măng nóng hầm hập. Chưa kể, ông ấy từng bị kẻ xấu giật mất cả đồ đạc, máy ảnh. Nên mỗi khi sắp xếp việc nhà ổn thoả là tôi đi cùng ông ấy”.
 

“Liều thuốc tiên”

Sau 10 năm làm “người đưa đò”, ông Hồ bảo: “Mỗi thân nhân liệt sỹ, khi tìm được người thân lại biểu lộ một cảm xúc khác nhau. Nhưng tất cả đều khiến tôi xúc động. Có người như anh Nguyễn Đình Liên, em ruột liệt sĩ Nguyễn Đình Thiên ở Kỳ Tân, Hà Tĩnh. Gặp tôi, anh ấy hết sờ tay, sờ chân rồi véo má, véo tai kiểm tra xem tôi có phải là người thật hay không vì anh ấy nghĩ người thật không làm được chuyện này. Rồi trường hợp mẹ của liệt sĩ Hoàng Trọng Thu ở Hà Tĩnh.

Năm 2010, bà ấy 89 tuổi, bị bệnh nằm liệt giường, tưởng không qua khỏi. Vậy mà khi nghe tin đã tìm được mộ người con trai ở trong Nam, bà ấy dần hồi phục, khoẻ lại. Sau đó còn đi được vào tận trong Nam đưa hài cốt anh ấy về. Một một người đàn ông tên Tuấn, ở Hà Nam, có anh ruột là liệt sỹ, nhưng không biết mộ ở đâu, ông ấy tìm nhà ngoại cảm và người này phán mộ anh trai ở Đắk Nông. Nhưng sau mấy lần đi, tốn không ít tiền, vẫn không thấy. Sau khi thấy thôn tin trên “Người đưa đò”, ông ấy đã tìm được mộ anh trai ở nghĩa trang liệt sỹ Tiền Giang”.

Gặp chị Nguyễn Thị Lương, con gái duy nhất của liệt sỹ Nguyễn Văn Khai, nguyên quán An Mỹ, Đại Từ, Bắc Thái (nay là Thái Nguyên), ở nhà thầy giáo Nguyễn Sỹ Hồ, chỉ trong hơn chục phút ngắn ngủi, chị liên tục thay đổi cung bậc cảm xúc, lúc chan chứa nước mắt, lúc lại cười rất tươi khi kể về “kỳ tích” tìm thấy mộ người cha của của thầy giáo Hồ.

14-20-25_nh_1
Không chỉ rong ruổi khắp mọi miền đất nước giúp các gia đình thân nhân liệt sỹ, ông Hồ còn giúp gia đình thực hiện các công đoạn đưa hài cốt liệt sỹ về quê hương. Công việc này chỉ làm vào lúc nửa khuya về sáng (Ảnh: Ông Hồ giúp gia đình chị Nguyễn Thị Lương đưa hài cốt cha chị là liệt sỹ Nguyễn Văn Khai về quê Thái Nguyên).

“Bố tôi hy sinh năm 1971, được đồng đội quy tập về nghĩa trang liệt sỹ tỉnh Đồng Nai. Nhưng trên giấy báo tử mà gia đình nhận được cũng chỉ ghi vỏn vẹn “hy sinh tại mặt trận phía Nam. Nơi an táng: Khu vực riêng của đơn vị, gần mặt trận. Khi nhận được hình ảnh, thông tin chi tiết về nơi chôn cất cha mình, chúng tôi vào ngay. Và sau khi xác minh, biết chính xác đó là cha mình, gia đình tôi xúc động đến mức không khóc nổi. Không tin được là thầy lại tìm ra chính xác nơi chôn cất bố mình. Khi đó, thầy Hồ còn động viên chúng tôi, nói hỗ trợ chúng tôi kinh phí lượt ra. Tưởng thầy khá giả, ai ngờ cuộc sống đạm bạc vậy mà còn muốn giúp chúng tôi. Thật hiếm có ai như vợ chồng thầy”.

14-20-25_nh_5
Chị Nguyễn Thị Lương, con gái liệt sỹ Nguyễn Văn Khai xúc động, hạnh phúc khi kể lại giây phút tìm được hài cốt cha mình

“Riêng trường hợp liệt sỹ Khai, phải mất đến 4 năm mới hoàn thành tâm nguyện. Hồi đó, sau khi chụp hình, viết thư gửi về địa chỉ gia đình liệt sỹ Khai, mấy năm không thấy hồi âm. Sau đó, tôi liên lạc được với một bác cựu chiến binh ở Tuyên Quang, đồng đội cũ của liệt sỹ Khai, mới biết, do thay đổi địa giới hành chính tỉnh Bắc Thái với Thái Nguyên, rồi địa chỉ gia đình cũng thay đổi nên họ không nhận được. Sau khi có địa chỉ chính xác, tôi tiếp tục liên hệ thì họ nhận được. Và kết quả là hài cốt liệt sỹ Nguyễn Văn Khai đã được đưa về quê hương, gần với gia đình hơn”, thấy giáo Hồ kể.

Một trường hợp khác là liệt sỹ Trần Trọng Quyết, quê ở Nam Định. Từ nhiều năm nay, chị em bà Trần Thị Tuyết đã tốn không biết bao nhiêu thời gian, công sức, đi nhiều chiến trường xưa để tìm hài cốt em trai mình. Một lần tình cờ vào trang web “người đưa đò” thì thấy thông tin về liệt sỹ Trần Trọng Quyết, quê Phù Long A, Nam Định, hiện đang được an táng ở nghĩa trang liệt sỹ huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum. Từ thông tin này, gia đình bà Tuyết đã liên hệ thầy giáo Hồ. Kết quả, hài cốt em trai bà Tuyết đã được đưa về quê hương.

"Trong hơn 30 năm tìm hài cốt anh trai, rồi thêm 10 năm đi khắp các nghĩa trang liệt sỹ từ Bắc chí Nam, tôi thấu hiểu nỗi vất vả của những người đi tìm mộ liệt sỹ, nhất là những trường hợp không có thông tin hoặc thông tin chưa chính xác. Có khi, hài cốt liệt sỹ đã được quy tập về nghĩa trang ở tỉnh này nhưng gia đình lại khăn gói đi tìm ở một nơi khác. Từ khi tôi làm công việc này, đã có hơn 1.000 thân nhân tìm được mộ liệt sỹ, hàng ngàn liệt sĩ khác được trả lại đúng tên và địa chỉ. Hạnh phúc của họ cũng là hạnh phúc của tôi”, ông Nguyễn Sỹ Hồ.

 

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hà Nội hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

Từ 19/4, học sinh Hà Nội có thể ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 trên kênh H2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ứng dụng HANOI ON trên thiết bị thông minh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm