| Hotline: 0983.970.780

Đằng sau tình trạng gian lận thi cử là nền giáo dục tồn tại áp lực khổng lồ

Thứ Sáu 27/07/2018 , 13:05 (GMT+7)

Nhiều chuyên gia nhận định, tại các nền giáo dục mà tình trạng gian lận thi cử trở nên phổ biến đều tồn tại áp lực khổng lồ.

Hàn Quốc: Ngủ nhiều hơn 3 tiếng đừng mong đỗ Đại học

Từ lâu, kỳ thi Đại học ở Hàn Quốc đã được biết đến là một trong những kỳ thi áp lực nhất thế giới. Đối với người Hàn Quốc, họ vô cùng coi trọng kì thi này bởi quan niệm vào Đại học thì sẽ mở ra con đường tương lai xán lạn.

13-51-03_gin_ln_5_1
Áp lực thi cử đè nặng lên học sinh Hàn Quốc

Chính điều này đã vô tình trở thành áp lực của học sinh tại xứ sở kim chi. Ước tính có đến hơn 1000 học sinh từ 10 - 19 tuổi trong khoảng 3 năm trở lại đây. Mặt khác, nhiều trường hợp học sinh có tâm trạng bất thường sau khi trải qua kì thi này. Có thể nói, kỳ thi Đại học ở xứ sở kim chi như là một đấu trường sinh tử.

Một nam sinh từng trả lời báo chí thổ lộ, cuộc sống của học sinh trung học ở Hàn Quốc chẳng khác nào địa ngục. Ngay sau khi học kỳ mới bắt đầu, nỗi ám ảnh mang tên trường học cũng bắt đầu. Cậu chỉ được ngủ 3 tiếng mỗi ngày. “Em chỉ muốn cánh cổng địa ngục (kỳ thi học kỳ) sớm mở ra để được giải thoát khỏi tất cả. Em còn những 2 năm học nữa", nam sinh tâm sự.

Học sinh Hàn Quốc bị thúc ép học tại trường hơn 12 giờ/ngày. Gần đợt thi cuối kỳ, học sinh, sinh viên dốc hết sức ôn luyện và chỉ ngủ 4 tiếng vào ban đêm. Sau khi kết thúc 8 tiếng học chính thức ở trường (8h - 16h hàng ngày). Họ về nhà lúc nửa đêm, rồi tranh thủ vài tiếng ít ỏi còn lại để ngủ. Sáng hôm sau, vòng xoáy bài vở lại bắt đầu.

Hầu hết học sinh trung học ở Hàn đều mơ đến 3 chữ cái quyền lực mỗi khi đi ngủ, đó chính là S.K.Y. Các chữ cái này đại diện cho 3 trường đại học hàng đầu gồm Đại học Quốc gia Seoul (Seoul National University - SNU), Đại học Hàn Quốc (Korea University - KU) và Đại học Yonsei (Yonsei University - YU). 

Ở Hàn Quốc, mọi người thường bảo nhau: "Nếu ngủ 3 tiếng mỗi đêm, bạn có thể trở thành một phần của S.K.Y. Nếu ngủ 4 tiếng, bạn có thể thi đỗ vào trường đại học khác. Nếu ngủ 5 tiếng hoặc hơn, nhất là trong năm học cuối cấp, đừng mơ đến chuyện trở thành sinh viên đại học".
 

Trung Quốc: Ám ảnh thi Đại học từ lớp 1  

Tại Trung Quốc, kỳ thi Đại học được gọi là Gaokao, thường diễn ra vào đầu tháng 6 hằng năm. Tỷ lệ trúng tuyển vào các trường đại học ước tính là 1/50.000. Đậu vào đại học chính là chiếc vé vàng đảm bảo về việc làm, hôn nhân sau này của một người.

13-51-03_gin_ln_5_2
Một buổi luyện thi của học sinh Trung Quốc

Học sinh tại Trung Quốc đã được giáo viên và bố mẹ nhắc đến Gaokao ngay từ khi còn là những cô cậu bé học sinh tiểu học. Chính điều này vô hình chung đã gây một áp lực lớn lên trẻ em và học sinh chẳng còn có thể làm gì ngoài việc cố gắng phấn đấu 12 năm cho 1 cuộc chiến. Sự khắc nghiệt của cuộc thi đã làm cho số lượng thí sinh gian lận nhiều hơn khi đem theo điện thoại hoặc các thiết bị thu phát sóng vào phòng thi, nên để đảm bảo sự minh bạch, mỗi kỳ thi Gaokao đều được bố trí lắp đặt camera và máy dò kim loại để theo dõi thí sinh.

Yuan Qi, 18 tuổi, học sinh ở Bắc Kinh cho biết lần đầu tiên được nghe nhắc tới Gaokao là từ giáo viên tiểu học. Từ Gaokao được nhắc đến thường xuyên ở trường, trên bàn ăn tối như một động lực để học sinh cố gắng. Cạnh tranh vào đại học ở nước nào cũng khốc liệt, ở Trung Quốc khó khăn gấp bội. Tỷ lệ thất nghiệp sau đại học là khoảng 16%. Chỉ cần vào đại học, sinh viên gần như nắm chắc triển vọng nghề nghiệp và thậm chí hôn nhân. 

Để sẵn sàng cho kỳ thi vào tháng 6, Yuan Qi chỉ ngủ 6 đến 7 tiếng mỗi đêm kể từ tháng 3. Cậu nhồi nhét kiến thức 12 tiếng mỗi ngày hàng tháng trời trước kỳ thi, học thêm chăm chỉ vào cuối tuần, dành rất nhiều thời gian làm bài thi thử. Trước đó, bố Yuan tìm đủ cách để chuyển cậu từ quê (tỉnh Hà Bắc) đến trường trung học ở Bắc Kinh, tin rằng đây là bước gần hơn để đảm bảo tương lai trong trường đại học mơ ước. 

"Hệ thống giáo dục dựa vào kỳ thi áp lực cao của Trung Quốc đã dẫn đến một nền thi cử gian lận. Tình trạng gian lận là khá phổ biến vì hệ thống giáo dục chỉ tập trung vào kết quả chứ không phải là kỹ năng bạn cần ở nơi làm việc".

Jiang Xueqin, nhà tư vấn giáo dục

"Áp lực để kiếm được tấm bằng đại học nhưng thiếu quan tâm về chất lượng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng gian lận trong thi cử tại Ấn Độ. Ngoài ra, việc đo lường sự thành công dựa trên tỷ lệ phần trăm học sinh vượt qua kỳ thi cũng khiến các trường học và quan chức giáo dục hoặc hỗ trợ hoặc “phớt lờ” gian lận".

Yamini Aiyar, Giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu chính sách Ấn Độ

 

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất