| Hotline: 0983.970.780

Đáng sợ tai nạn ngày Tết

Thứ Năm 26/02/2015 , 09:45 (GMT+7)

Quá nhiều vụ tai nạn giao thông (TNGT) kinh hoàng trong 9 ngày nghỉ Tết vừa qua. Theo đánh giá của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, TNGT ở các vùng nông thôn có xu hướng gia tăng.

TNGT gây nhiều cái chết rất thương tâm, với những người bị thương không chỉ để lại gánh nặng cho gia đình mà cả cộng đồng xã hội.

Trong các chấn thương thì chấn thương sọ não (CTSN) là gây đau đớn và di chứng nặng nề nhất cho bệnh nhân, đồng thời cũng mang lại chi phí tốn kém nhất.

Ngày 24/2, chúng tôi có mặt tại Khoa Cấp cứu và Khoa CTSN của BV Chợ Rẫy (TP.HCM). Ông Hoàng Văn Đức (45 tuổi) ở xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận đang chăm sóc đứa con trai nằm bất động trên giường bệnh của Khoa Cấp cứu buồn rầu nói: "Con trai đầu tui sinh ănm 1997 bị TNGT vào tối mùng 4 Tết, sau khi nó nhậu nhẹt với mấy đứa bạn ở quê, rồi đi xe máy chở ba, không đứa nào đội mũ bảo hiểm, bất ngờ bị con chó phóng qua ủi mạnh vào đuôi xe làm 3 đứa té nhào.

Con tui cầm lái đập mặt vào mặt nạ xe, đập mặt xuống đường, bất tỉnh hôn mê hai ngày nay. Hôm nay có mở mắt chút ít nhưng trông còn ngơ ngác lắm. Sau khi chụp cắt lớp (CT scan) mấy bận, các bác sỹ chẩn đoán nó bị giập não, máu tụ rải rác trong não”.

Tại Khoa CTSN, ông Lê Thạnh (42 tuổi), GĐ một doanh nghiệp ở tỉnh Hậu Giang, sau khi đi chúc Tết ngày mùng 2 trên đường trở về nhà bằng xe gắn máy cũng không đội mũ bảo hiểm, dù không uống rượu nhưng bị một thanh niên say rượu đi ngược chiều đụng phải, ban đầu ông bất tỉnh, sau đó ít phút thì tỉnh táo trở lại. Thể trạng ban đầu là vùng mặt không bị trầy xước, phía trước trán nổi cục u như trái ổi nhỏ.

 Nhưng chỉ hai, ba tiếng sau thì ông nôn ói liên tục, hai cặp mắt bắt đầu sưng tím, to vấy lên. Gia đình đưa thẳng lên BV Chợ Rẫy vào ngày mùng 3, sau khi chụp cắt lớp, bác sĩ thông báo ông Thạnh đã bị “giập não trán, tụ huyết trong não”.

Tương tự, anh Huỳnh Hữu Nghệ, 32 tuổi, ở xã An Điền, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, ngày mùng 1 Tết đi xe máy cũng không đội mũ bảo hiểm vì nghĩ rằng những ngày Tết công an sẽ không kiểm tra xử phạt, rồi cũng bị một xe máy đâm sau đuôi xe làm anh té ngã. Anh Nghệ bị đập mặt vào đầu xe và ngã sấp xuống mặt đường làm “chấn thương vùng chẩm, giập não vùng trán phải, xuất huyết dưới vùng quanh thân não".

Gia đình ông Hoàng Văn Đức ở huyện Hàm Thuận Bắc, tuy là vùng trồng thanh long nổi tiếng của tỉnh Bình Thuận nhưng nhà ít đất nên chỉ trồng 3 sào (3.000 m2) thanh long gồm 300 nọc, mỗi năm thu nhập vài chục triệu. Khi con trai bị tai nạn gia đình ông xoay xở đủ đường mới có ít tiền đưa con nhập viện.

"Các đường nứt nhỏ ở sọ, nhất là các đường nứt nằm theo mặt phẳng ngang, sẽ không phát hiện được trên phim chụp CT. 
Ngoài ra, còn một thương tổn nữa, có khi là rất nặng mà không phát hiện được trên CT là tổn thương sợi trục lan tỏa, tức là tổn thương sợi thần kinh ở dạng vi thể. Những bệnh nhân này thường hôn mê sâu mà không có hình ảnh tổn thương não phù hợp trên phim chụp CT. 
Trong trường hợp này, cần phải chụp cộng hưởng từ (MRI) với chi phí cao hơn 2 lần so chụp CT để từ đó giúp bác sỹ điều trị chính xác hơn. Bởi nếu không được chẩn đoán và xử trí thích hợp thì người bệnh có thể chết hoặc chậm phục hồi" (BS CKII Trần Thị Bích Ngà, Trưởng khoa Siêu âm, Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Quốc tế Columbia Asia Gia Định, TP.HCM)

"Vợ tui phải vay nóng 10 triệu đồng bạc mười (lãi suất 10%/tháng) để đưa con nhập viện. Trong đó, gần phân nửa là tiền chụp cắt lớp - CT. Đầu tiên là chụp một cái ở BV Đa khoa Bình Thuận hết 700 ngàn đồng, lên BV Chợ Rẫy chụp thêm 3 cái nữa tổng cộng gần 2 triệu đồng. Cứ chụp 1 phim CT không thuốc (cản quang) trung bình là 500 ngàn, nhưng ít có cái nào mà không dùng thuốc lắm!", ông Đức nói.

Theo tìm hiểu chúng tôi, trong CTSN mà chấn thương vùng trán sau TNGT hiện nay khá phổ biến mặc dù chưa có con số thống kê, nhưng theo một bác sỹ điều trị tại Khoa CTSN thì đây là loại chấn thương chiếm tỉ lệ khá cao. Bởi khi té xe gắn máy, kiểu giập mặt đập vào trán là kiểu va đập theo phản xạ tự nhiên rất dễ xảy ra và cũng dễ đưa đến CTSN.

Điều đáng nói là trong TNGT, theo bác sỹ chuyên khoa II Trương Thế Hiệp, phó Trưởng khoa Cấp cứu BV Chợ Rẫy, có trường hợp còn đa chấn thương, tức là những thương tổn kết hợp vừa CTSN, vừa chấn thương vùng ngực bụng và tứ chi. Trong trường hợp này không chỉ điều trị phức tạp, kéo dài mà chi phí điều trị còn đội lên nhiều lần.

Trường hợp của anh Huỳnh Hữu Nghệ là ví dụ. Anh Nghệ không chỉ bị CTSN mà còn bị tổn thương tứ chi, cụ thể là gãy xương đòn (T) phải mổ kẹp vít với chi phí phẫu thuật và dụng cụ thêm khoảng 15 triệu đồng.

Bác sỹ chuyên khoa II Trương Thế Hiệp cho biết: "Trung bình mỗi ngày chúng tôi tiếp nhận từ 250-270 bệnh nhân, còn các ngày lễ, Tết, những đợt cao điểm có thể tăng 300 bệnh nhân/ngày, trong đó khoảng 50-60% là TNGT, đa phần đi xe gắn máy. BV Chợ Rẫy là tuyến cuối của miền Nam nên tiếp nhận chủ yếu bệnh nhân nặng và đa chấn thương".

"Khó khăn của Khoa là mặt bằng còn hạn hẹp; không biết trước lúc nào bệnh nhân đến cấp cứu nên chưa chuẩn bị sẵn sàng, rất ít trường hợp được báo trước từ các nơi chuyển đến. Tuy nhiên hiện nay chúng tôi đã làm được công tác chỉ đạo tuyến, tức có khoảng 20-30% các BV tuyến dưới chuyển lên BV Chợ Rẫy đều được thông báo trước tình hình của bệnh nhân. Trong đó các ca TNGT đưa đến BV thường là thương tổn nặng hoặc thương tổn phối hợp", ông Hiệp cho biết thêm.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm