| Hotline: 0983.970.780

Đáng tiếc 3 lần lỡ vé World Cup của Uzbekistan

Thứ Bảy 27/01/2018 , 06:35 (GMT+7)

Có sức mạnh hàng đầu châu lục và nhiều lần tiến sát tới việc dự ngày hội bóng đá lớn nhất thế giới, nhưng quốc gia Trung Á đều lỡ chuyến tàu đến World Cup vào phút chót.

Uzbekistan chưa được dự World Cup lần nào

Uzbekistan gia nhập FIFA và AFC trong năm 1994. Ngay ở vòng loại kỳ World Cup đầu tiên tham dự, giải đấu năm 1998 trên đất Pháp, đội bóng Trung Á thể hiện sức mạnh khủng khiếp ở vòng loại đầu tiên khi giành 16 trên 18 điểm tuyệt đối, ghi được… 20 bàn thắng trong 6 trận vào lưới Yemen, Indonesia và Campuchia, và thẳng tiến tới vòng loại thứ hai, xác định 4 suất dự World Cup.

Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm và kinh phí, họ bị hao mòn thể lực trong những chuyến hành quân dài ngày, qua lại giữa các địa điểm. Kết quả, Uzbekistan kém suất tranh vé dự World Cup của Nhật Bản 7 điểm. Vòng loại World Cup 2002, thành tích của Uzbekistan có sự cải thiện khi họ chỉ kém tấm vé đi tiếp của UAE đúng 1 điểm.

LĐBĐ quốc gia Trung Á đặt quyết tâm lớn ở vòng loại World Cup 2006, nơi châu Á có đến 4 suất rưỡi, nhiều nhất trong lịch sử. Đó cũng là giải đấu mà thế hệ dự U20 World Cup 2003 của Uzbekistan trưởng thành và nắm nhiều vị trí chủ chốt trong đội hình. Giống như các giải đấu trước đó, đội vô địch ASIAD 12 dễ dàng vượt qua các vòng sơ loại, trong đó có chiến thắng lịch sử trước Iraq. Ở lượt đấu cuối cùng, 8 đội của châu Á được chia vào 2 bảng. 2 đội đứng đầu giành vé thẳng đến Đức. 2 đội xếp thứ ba đá trận tranh vé vớt, đội thắng dự trận play-off liên châu lục với đại diện Bắc Trung Mỹ.

Uzbekistan chơi không quá nổi bật nhưng đủ để tránh suất bét bảng, và dự trận tranh vé vớt khu vực châu Á với Bahrain. Trận lượt đi diễn ra ở thủ đô Tashkent, Uzbekistan ngày 3/9/2005. Mirjalol Kasimov, người được mệnh danh là "Beckham của Trung Á" mở tỷ số cho đội chủ nhà. Phút 39, Uzbekistan có cơ hội nhân đôi cách biệt khi được hưởng phạt đền. Tuy nhiên, pha phạt đền thành công của Server Djeparov lại không được trọng tài công nhận. Thay vì để đội bóng thuộc Liên Xô (cũ) thực hiện lại quả 11 met, trọng tài người Nhật, Toshimitsu Yoshida lại cho Bahrain hưởng quả phát bóng lên.

Trận đấu kết thúc với phần thắng 1-0 nghiêng về Uzbekistan. Đội chủ nhà khiếu nại, đòi FIFA phải xử phần thắng 3-0, nhưng cơ quan bóng đá quyền lực nhất thế giới ra một phán quyết không ai ngờ, đó là không công nhận kết quả trận đấu vì cho rằng trận đấu diễn ra không hợp lệ. LĐBĐ Uzbekistan mỉa mai: “Trọng tài cướp của chúng ta bàn thứ hai, còn FIFA cướp đi bàn đầu tiên”. Dẫu vậy, trận đá lại lượt đi vẫn diễn ra vào ngày 8/10. Kết quả đúng như… Bahrain mong đợi. Uzbekistan bị tâm lý và chỉ có được trận hòa 1-1. Tại trận lượt về sau đó 4 ngày, Uzbekistan không thể ghi bàn, chấp nhận hòa 0-0 và bị loại bởi luật bàn thắng sân khách.

Lãnh đạo Uzbekistan thất vọng khi kế hoạch 10 năm, tính từ chức vô địch ASIAD 12 năm 1994 của bóng đá nước này – giành vé dự World Cup – không hoàn thành. Những kế hoạch cải cách bóng đá được triển khai. Đội bóng Trung Á bắt đầu thu kết quả khi đứng thứ tư tại vòng chung kết bóng đá châu Á, Asian Cup 2011. Đội hình này được sử dụng cho vòng loại World Cup 2014, với quyết tâm “đòi lại những gì phải thuộc về Uzbekistan”.

Tại vòng loại đầu tiên, “Những chú sói trắng” gây tiếng vang lớn khi vượt qua Nhật Bản để giành ngôi đầu bảng. Đến vòng loại tiếp theo, giành vé trực tiếp đến Brazil, Uzbekistan chung bảng với Iran, Hàn Quốc, Qatar và Lebanon. Đội bóng Trung Á có quyền tự quyết trước lượt đấu cuối. Họ đứng thứ ba với 11 điểm, kém đội đầu bảng Hàn Quốc 3 điểm và Iran xếp thứ nhì 2 điểm, nhưng hai đội này phải đá với nhau. Uzbekistan chắc chắn đi tiếp nếu giành chiến thắng với cách biệt 5 bàn trở lên trước Qatar.

Tâm lý căng cứng khiến Uzbekistan bị thủng lưới trước ở phút 37, nhưng đội chủ nhà kịp bùng nổ trong 30 phút cuối trận với 5 pha lập công. Dù rất cố gắng, Uzbekistan cũng chỉ thắng 5-1. Ở trận đấu cùng giờ, Hàn Quốc thua Iran 0-1 trên sân nhà, kết quả vừa đủ để cả 2 đội này đi tiếp. Đội bóng xứ kim chi bằng điểm với Uzbekistan, nhưng xếp trên nhờ hiệu số bàn thắng cao hơn, +6 so với +5.

Thất bại trong việc giành vé đi thẳng đến Brazil, Uzbekistan phải đá trận tranh vé vớt với Jordan. Họ là đội có lợi thế, nhờ được đá lượt về trên sân nhà. Sau kết quả hòa 1-1 trên sân khách ở lượt đi, Anzur Ismailov mở toang cánh cửa đi tiếp cho Uzbekistan khi mở tỷ số ngay phút thứ 5 trận lượt về. Nhưng vân may không mỉm cười với quốc gia thuộc Liên Xô (cũ). Saeed Murjan gỡ hòa ở phút 43, buộc trận đấu phải được phân định trong 2 hiệp phụ, rồi loạt sút luân lưu. Hai đội thực hiện đến… 10 loạt sút mới tìm ra đội chiến thắng Jordan. Kẻ tội đồ của Uzbekistan, đáng buồn, chính là người mở tỷ số Ismailov.

Truyền thống gục ngã trước ngưỡng cửa thiên đường được Uzbekistan tái hiện ở vòng loại World Cup 2018. Trước lượt đấu cuối cùng ở vòng loại, Uzbekistan còn nguyên quyền tự quyết. Họ xếp thứ tư nhưng chỉ kém đội xếp thứ nhì Hàn Quốc 2 điểm, và được đấu với chính đối thủ xứ kim chi. Trong khi đó đội xếp thứ ba, Syria bằng điểm với Uzbekistan nhưng phải làm khách trên sân của đội đầu bảng Iran. Nếu thắng, đại diện Trung Á chắc chắn đi tiếp, ít nhất là có vé đá trận tranh vé vớt.

Nhưng Hàn Quốc không phải đối thủ dễ chơi, dù đang trong giai đoạn khủng hoảng. Đội bóng xứ kim chi chơi kiên cường và cầm hòa thành công với tỷ số 0-0. Kết quả này là đủ để Uzbekistan có vé dự trận tranh vé vớt khi ở trận đấu cùng giờ, với điều kiện Iran thắng Syria. Thực tế, Iran đã dẫn với tỷ số 2-1 đến phút 90, nhưng bất ngờ xảy ra ở phút bù giờ thứ 3 khi Omar Al-Somah gỡ hòa 2-2, đồng thời biến Uzbekistan thành kẻ chầu rìa ở World Cup 2018.

Xem thêm
Hải Phòng chi khoảng 40 tỷ cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024 có chủ đề 'Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản' với kinh phí dự kiến từ 40-45 tỷ đồng, gần 1.000 nghệ sĩ, diễn viên tham gia.

Vợ NSND Công Lý phẫn nộ khi chồng bị tung tin đồn xấu

Vợ nghệ sĩ Công Lý đã vô cùng bức xúc và phải lên tiếng làm rõ trước thông tin giả đang được lan truyền trên mạng thời gian gần đây.

HLV Hoàng Anh Tuấn: 'U23 Việt Nam hướng đến kết quả tốt nhất trước Malaysia'

U23 Việt Nam đã hoàn tất sự chuẩn bị trước lượt trận thứ hai gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm