| Hotline: 0983.970.780

Đảng viên đi trước, làng nước theo sau

Thứ Sáu 10/06/2011 , 10:52 (GMT+7)

Những tưởng một xã thuần nông thì phong trào xây dựng NTM ở Nam Đàn sẽ ì ạch, thế nhưng chúng tôi đã nhầm.

Chỉ cách huyện lỵ Nam Đàn khoảng 7 km về phía Bắc nhưng xã Nam Nghĩa lại là một xã vùng bán sơn địa điển hình của huyện Nam Đàn (Nghệ An). Những tưởng một xã thuần nông thì phong trào xây dựng NTM ở đây sẽ ì ạch, thế nhưng chúng tôi đã nhầm trước diện mạo NTM ở địa phương này.

CÁN BỘ LÀM GƯƠNG 

Điều làm chúng tôi bất ngờ nhất khi về Nam Nghĩa là 100% các tuyến đường giao thông liên xã, liên xóm trên địa bàn xã Nam Nghĩa đều quang đãng, sạch sẽ, có chiều rộng từ 8 - 10 mét, đã được nhựa hoá 100%.

Ông Lê Quán Phú, Chánh Văn phòng UBND xã cho biết: Trước đây, các tuyến đường liên xã, liên xóm đều là đường đất sỏi đá và khá hẹp (chỉ 3 - 4 mét). Năm 2006, Nam Nghĩa được UBND tỉnh quan tâm cho lập dự án đường GTNT với chiều dài 14 km, mặt đường rải nhựa 3,5 mét, rộng 8 mét theo phương thức "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Trong đó dân phải tự nguyện hiến đất để mở đường và đầu tư thêm 50% chi phí làm đường nhựa. Nói thật với các anh, đường hẹp, các hộ dân bám đường gần như 100% đều đã xây tường gạch táp lô bao quanh cho nên việc yêu cầu bà con hiến đất vốn đã là một vấn đề khó khăn, nay lại vận động bà con vừa hiến đất vừa phải đập bỏ cả bờ rào để làm đường là điều không đơn giản. Cấp uỷ, chính quyền họp lên, họp xuống mà bế tắc. Cho đến khi Đảng uỷ quyết định quán triệt chủ trương này đến từng chi bộ, vận động đảng viên gương mẫu làm trước để quần chúng nhân dân làm theo. Nhờ đó mà cuộc vận động này đã đem lại kết quả bất ngờ.

Tuyến đường nhựa trước nhà ông Trần Quang Hóa

Anh Trần Quang Nghĩa, xóm trưởng xóm 9 nhớ lại: Xóm chúng tôi được xã chỉ đạo triển khai làm điểm đầu tiên trong toàn xã. Nói thật lúc đầu họp xóm vận động bà con đập bờ rào và hiến đất chẳng có một ai hưởng ứng cả. Họp Chi bộ để triển khai trong đảng viên mà nhiều đồng chí vẫn chưa thông. Bí quá, tôi về bàn với cha mình (ông Trần Quang Hoá, trung tá quân đội nghỉ hưu - PV) gia đình ta phải xung phong làm trước để làm gương thì được ông đồng ý. Tại cuộc họp xóm lần sau, cha tôi là người đầu tiên đứng lên tình nguyện hiến đất, đập hàng rào để mở đường khiến cả xóm bất ngờ.

Theo thống kê của UBND xã Nam Nghĩa thì cuộc vận động này đã thu hút 818 hộ dân bám mặt đường liên xóm xung phong hiến đất với tổng diện tích 96.360 m2 đất + 5.418 mét tường rào + 3 căn nhà dân + 11 chuồng trại chăn nuôi + 25 công trình vệ sinh và 18.500 cây ăn quả, cây lâm nghiệp mà xã chẳng tốn một đồng kinh phí nào chi trả đền bù GPMB.

Nói là làm, sau cuộc họp cha tôi tự tay cầm búa ra đập hơn 100 mét hàng rào của nhà mình cho xã cắm mốc mở đường. Nhìn thấy ông làm thật, các hộ trong xóm bảo nhau: "Ông Hóa đã làm rồi thì chúng ta cũng phải làm theo thôi…". Ngay sau khi cha tôi hiến đất, bà Nguyễn Thị Xuân, mẹ liệt sỹ ở sát bờ rào nhà tôi cũng hiến 150 m2 đất cho xã làm đường…Thế là chỉ trong mấy ngày, bà con trong xóm 9 đã đập phá hàng nghìn mét tường rào, tổ chức dời một số chuồng trâu bò, công trình phụ ra khỏi mốc chỉ giới để làm đường. Thấy xóm 9 làm rầm rộ như vậy nên các xóm còn lại cũng làm theo.

VIỆC ĐÁNG LÀM

Đưa chúng tôi ra xem con đường nhựa rộng rãi trước nhà, ông Hóa cho biết thêm: Trước đây, con đường này chỉ rộng 3 mét, đường đất nên hễ mưa xuống là lầy lội đi lại rất khó khăn thế mà bây giờ rộng tới 8 mét, các ngã ba, ngã tư nào trong xóm, trong xã xe ô tô đều có thể quay đầu dễ dàng, đi lại sạch sẽ thì việc tôi hiến 300 m2 đất là việc đáng làm.

Điều làm chúng tôi cảm động và ngưỡng mộ chính là căn nhà của vợ chồng ông Trần Quang Hóa hiện chỉ là một căn nhà ngói cấp 4 đơn sơ và đang có dấu hiệu xuống cấp. Với đồng lương hưu của mình, ông còn phải cưu mang thêm đàn cháu nội, ngoại về chuyện đóng góp, sách vở, học hành thì mới thấy tấm lòng nhân hậu và hết lòng vì quê hương của ông. Ông Trần Quang Hóa năm nay đã thuộc lớp người "cổ lai hy" nên trông ông hơi gầy nhưng vẫn nhanh nhẹn, hoạt bát và điều đáng quý nhất ở ông là vẫn giữ được mãi bản chất  "bộ đội Cụ Hồ".

Vợ chồng ông Hoá tại nhà riêng

Tâm sự với chúng tôi, ông Hóa cho biết: "Tôi năm nay đã 80 tuổi, nhập ngũ vào năm 1952, trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ và về nghỉ hưu tại địa phương từ năm 1985 với quân hàm trung tá. Tiếng là ở quê nhưng nhà tôi chỉ có tổng cộng 1.250 m2 thổ cư và một căn nhà mái ngói rộng khoảng 60 m2. Trong cuộc vận động hiến đất mở đường GTNT theo chủ trương của các cấp chính quyền, với tư cách đảng viên, một cựu chiến binh, tôi thấy trách nhiệm của mình là phải làm gương để cho bà con làm theo.

Thấy tôi tự tay đập bỏ tổng cộng 111 mét tường rào vừa được xây kiên cố trước đó và hiến trên 300 m2 đất cho xã làm đường, một số người chê tôi là dại. Bởi riêng tiền đất và tiền bờ rào hồi ấy đã mất 43 triệu đồng. Nói thật là mất tiền, tốn công, tốn sức chẳng có một ai không tiếc nhưng nếu so sánh với thời chiến tranh chống Mỹ thì từng ấy của nả, công sức có ăn thua gì. Hồi ấy nhân dân vùng tuyến lửa Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình mặc cho bom rơi, đạn nổ đã không ngần ngại lấy giường, tủ, thậm chí dỡ cả nhà mình để lấp hố bom cho xe và bộ đội ra tiền tuyến thì nay mỗi gia đình dù có phải chịu thiệt mấy chục triệu đồng cho công cuộc CNH - HĐH nông thôn cũng là việc nên làm. Vả lại hiến đất cho xã thì chính mình và các thế hệ con cháu mình được hưởng lợi trước đã" .

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm