| Hotline: 0983.970.780

Dành 70.000 tỷ đồng đổi mới chương trình, sách giáo khoa: Thuốc đắt có chữa được bệnh?

Thứ Sáu 10/06/2011 , 10:31 (GMT+7)

Dư luận đang đặc biệt quan tâm đến việc Bộ GD-ĐT đề xuất một số tiền khổng lồ lên tới 70.000 tỷ đồng để đổi mới chương trình, SGK. Liệu bỏ ra số tiền "mua thuốc" lớn như vậy, có chữa được "bệnh" của hệ thống giáo dục.

NNVN đã có cuộc trao đổi với GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý - giáo dục VN. 

Thưa GS, nhiều ý cho rằng đề án của Bộ GD-ĐT đang như xây nhà từ nóc, GS nghĩ sao?

Trong sự nghiệp trồng người, chương trình và SGK luôn là công cụ quan trọng nhất cùng với người thầy. Ở bất cứ nước nào chính ông Bộ trưởng sẽ là người trực tiếp giám sát vấn đề này. Việc Bộ GD- ĐT trình dự thảo đề án đổi mới giáo dục này là rất nên. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT vẫn chưa công bố sẽ “đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục” như thế nào thì làm sao có thể nói đến việc xây dựng CT- SGK mới. Tất cả phải trả lời được câu hỏi: Đổi mới căn bản về cái gì, có phải là hệ thống, đội ngũ, hay chỉ CT-SGK?

Chất lượng chương trình và SGK được thừa nhận là có “vấn đề”, vậy "vấn đề" ở đây, theo GS là thế nào?

Chất lượng chương trình và SGK rõ ràng là có vấn đề, thậm chí “nó” đã nổi cộm ít nhất từ 5 năm trước đây. Tôi cũng nhớ cách đây 3 năm, dường như thấy được điều này nên NXB GD cũng có tờ đính chính trong mỗi quyển SGK. Ngoài ra, tôi cũng nghe rất nhiều học sinh đi du học nước ngoài về nói rằng, hiện nay chương trình đào tạo của VN đang bị thiếu về kỹ năng nhưng lại thừa tri thức.

Mới đây nhất, 2 ngày trước có một chuyên viên trực tiếp nói với tôi rằng, Trường ĐHSP Hà Nội và ĐHSP Thái Nguyên cùng kiến nghị: Cần phải sửa bộ SGK hiện nay. Tôi đã hai lần trình bày trực tiếp với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT; ngày 23/3 vừa qua tôi cũng trực tiếp có buổi làm việc và đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về 3 vấn đề cần phải đổi mới của nền giáo dục hiện nay: Về cơ sở vật chất, đội ngũ, và sửa SGK hiện hành.

Trong lúc chờ kiến thiết lại cái “nhà mới” thì buộc phải che chắn những chỗ “dột” hiện hành. SGK các môn khoa học tự nhiên, tự nhiên xã hội, đạo đức là phải sửa ngay, không chần chừ nữa.

Bản thân tôi cũng đã có ý kiến với Bộ trưởng Phạm Vũ Luận về vấn đề SGK phổ thông đang quá tải. Trong đó, tiểu học là nhiều “sạn” nhất. Nếu mình sửa sớm thì sang năm 2012, sẽ có những cuốn SGK chất lượng. Còn nếu thực hiện đúng như lộ trình mà đề án của Bộ đưa ra thì các em phải chịu đựng khổ ải ít nhất 10 năm nữa.

Nhưng các nhà quản lý “biện minh” rằng chưa có kinh phí?

Nói như thế là không chấp nhận được, bởi hiện nay, số lượng cán bộ trong ngành giáo dục, trong Viện nghiên cứu có rất nhiều. Còn kinh phí thì do ngân sách cấp sẵn rồi.

Nhiều năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, theo GS cần thay đổi nội dung SGK bộ môn nào nhất?

Nhiều chuyên gia giáo dục nói với tôi rằng, môn Đạo đức, Lịch sử cần phải sửa đổi ngay bởi có quá nhiều bất cập. Còn với Toán, Văn cũng cần sửa nhưng không cần phải kéo dài như lộ trình Bộ GD-ĐT đưa ra bởi có tới 50% kiến thức là kiến thức chung rồi.

Nếu đổi mới chương trình - SGK, có nghĩa thay đổi toàn bộ chương trình, kiến thức. Có nên hiểu đổi mới tức là chỉnh sửa không?

“Đổi mới” là từ chung có mặt trong rất nhiều văn bản của nhà nước, sẽ được áp dụng rộng rãi trên cả nước. Giáo dục là vấn đề đại chúng nên cũng dùng từ như vậy. Xã hội thay đổi nên giáo dục cũng cần thay đổi. Có người dùng chữ “canh tân” để nói về đổi mới giáo dục.

Môn Toán nếu thiếu định nghĩa cách tính của Pitago, nếu thiếu khái niệm về hình vuông, hình chữ nhật thì có được coi là môn Toán không? Những điều này cả thế giới công nhận thì không thể thay đổi.

Ông Phạm Mạnh Hùng - Chánh văn phòng Bộ GD-ĐT thừa lệnh Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã có công văn xung quanh vấn đề này, theo đó, dự thảo Đề án đổi mới CT- SGK phổ thông, bước đầu dự toán kinh phí là 70.000 tỉ đồng, trong đó số tiền chi cho việc biên soạn CT- SGK chỉ dự kiến chi hơn 960 tỉ (chưa đầy 1/70 tổng dự toán). Số còn lại chi cho các công việc khác như: Xây dựng cơ sở vật chất trường học khoảng 35.000 tỉ (chiếm 1/2 tổng dự toán); mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học khoảng 30.000 tỉ (gần 1/2 nữa); đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý hơn 390 tỉ...

"Đây cũng chỉ mới là khái toán trong một bản dự thảo đề án để xin ý kiến các Bộ, ngành" - ông Hùng nêu.

Chương trình thì có một nhưng mỗi người thầy giáo phải có cách giảng dạy khác nhau. Đổi mới là viết lại thành 1 bộ chương trình mới. Cái gì không phù hợp thì bỏ đi và giữ lại (thậm chí phân tích sâu hơn) những thứ cần thiết. Sai phải sửa, thiếu thì bổ sung, thừa cắt đi. Tất cả phải nhằm mục tiêu xây dựng ra những con người có năng lực để phục vụ cho sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.

Để thực hiện quá trình đổi mới này thì không thể thiếu lộ trình. Theo GS, nên ưu tiên những vấn đề nào làm trước?

Một đoạn đường, thanh niên khỏe có thể đi 2 bước nhưng người già lại 5 bước. Hiện nay, nền giáo dục VN giống như 1 cậu thanh niên khỏe mạnh. Song, người thanh niên này đi nhanh hay chậm lại phụ thuộc vào người lãnh đạo có đầu óc hay không: cuốn chiếu hay cải cách 1 lần tất cả các CT- SGK. Tôi nhớ cái thời gian làm quản lý giáo dục, tôi làm 3 tháng là xong 1 quyển sách và vẫn dùng đến tận bây giờ (hơn 10 năm nay).

Thưa GS, để làm chương trình- SGK mới, có cần phải con người mới?

Khi tôi làm Bộ trưởng, một quyển sách phải có đủ ba thành phần: nhà khoa học bộ môn đó, nhà khoa học về phương pháp và giáo viên bộ môn đó. Chúng ta mời đích thực người giỏi, có năng lực bởi nhiều người trẻ nhưng rất có tài. Như nước Mỹ, có gần 1 vạn người làm cố vấn. Chọn người tài và có kinh nghiệm. Câu tục ngữ “thầy giáo già, con hát trẻ” đã không còn đúng với ngày nay rồi.

Xin cảm ơn GS!

Đề án dự kiến có bốn giai đoạn:

-Từ năm 2011-2013: thành lập BCĐ đổi mới CT- SGK quốc gia, hội đồng xây dựng và thẩm định CT- SGK từng cấp học, xây dựng đề cương, chuyên đề dành cho trường sư phạm và tài liệu bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý.

-Từ năm 2013-2015: tổ chức biên soạn, thẩm định và ban hành SGK, sách giáo viên để thử nghiệm, tổ chức khảo sát nhu cầu, hoàn thiện thẩm định và ban hành danh mục, tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu về thiết bị dạy học...

-Từ năm 2015-2019: thử nghiệm CT- SGK ở cả ba cấp học. Đồng thời tổ chức đánh giá kết quả thử nghiệm, trưng cầu ý kiến về CT– SGK

-Từ năm 2019-2022: tổ chức hoàn thiện, thẩm định, ban hành chính thức SGK, tài liệu hướng dẫn giảng dạy, triển khai các hoạt động hướng dẫn thực hiện CT- SGK.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm