| Hotline: 0983.970.780

Đánh dấu tình hữu nghị keo sơn Việt - Lào

Thứ Tư 10/07/2013 , 09:29 (GMT+7)

Ngày 9/7/2013, Chính phủ hai nước đã long trọng tổ chức lễ chào mừng và cắt băng khánh thành cột mốc đại số 460 tại cửa khẩu Thanh Thủy (Nghệ An) và Nậm On (Bô-Ly-Khăm-Xay), đánh dấu việc hoàn thành công tác cắm mốc trên thực địa toàn tuyến biên giới Việt - Lào.

Sáng 9/7/2013, tại cửa khẩu Thanh Thủy, Thanh Chương, Nghệ An, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cùng Thủ tướng Lào Thoong - sỉnh Thăm - mạ - vông; Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lào Thoong – lun Xi-xu-lít và đoàn công tác của 2 Chính phủ cùng với lãnh đạo và nhân dân hai tỉnh Nghệ An - Bô-Ly-Khăm-Xay đã chứng kiến lễ cắt băng khánh thành cột mốc số 460 tại cửa khẩu Thanh Thủy (Nghệ An) và Nậm On (Bô-Ly-Khăm-Xay), đánh dấu việc hoàn thành kế hoạch công tác tăng dày và tôn tạo mốc giới tuyến biên giới Việt Nam – Lào trên thực địa.

Do địa hình dọc biên giới phức tạp và hiểm trở nên tuyến biên giới giữa 2 nước phần lớn đều đi qua đỉnh, triền núi và rừng rậm, nơi thấp nhất cũng 300m và nơi cao nhất trên 2.700m.

Ngoài một số đèo đã trở thành các cửa khẩu nối liền hai nước, hầu như cả tuyến biên giới còn lại, hầu hết đều len lỏi giữa địa hình núi non hiểm trở, đi lại hết sức khó khăn. Dân cư dọc biên giới mật độ thưa thớt và đại bộ phận đều là bà con các dân tộc ít người nên các làng bản đều nằm cách xa nhau và xa đường biên giới.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Thoong - xỉnh Thăm - mạ - vông (Lào) cắt băng khánh thành tại cửa khẩu Thanh Thủy

Trên cơ sở mốc giới Việt Nam - Lào đã được xác định bằng các Nghị định của Toàn quyền Đông Dương trước đây, ngày 18/7/1977, Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và CHDCND Lào đã được hai Đảng và hai Nhà nước ký tại Thủ đô Viên - Chăn (Lào), mở ra một mốc son quan trọng biến biên giới Việt - Lào trở thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và hợp tác phát triển lâu dài giữa hai nước.

Từ năm 1978 đến năm 1987, các cơ quan chức năng giữa hai Nhà nước đã tiến hành phân giới, cắm mốc trên thực địa toàn bộ tuyến đường biên giới Việt Nam - Lào làm cơ sở cho hai Nhà nước ký Hiệp định về Quy chế biên giới (ngày 1/3/1990) và Nghị định thư bổ sung Hiệp định về Quy chế biên giới (ngày 31/8/1997) nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho công tác bảo vệ và quản lý đường biên giới giữa hai nước.

Tuy nhiên, hệ thống cột mốc biên giới đã được hoàn thành vào năm 1987 vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của cả 2 nước, cột mốc nhỏ, mật độ giữa các cột mốc quá thưa (bình quân trên 10 km một mốc, cá biệt có những nơi cách nhau trên 40 km), một số cột đã bị hư hỏng, xuống cấp...

Mặt khác do mật độ cột mốc quá thưa nên đường biên giới trên thực địa tại một số nơi không rõ ràng, khiến công tác quản lý và nhân dân hai bên biên giới khó khăn.

Xuất phát từ thực tế trên, để phối hợp quản lý biên giới một cách ổn định, lâu dài, góp phần củng cố bền vững mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào, tháng 5/2008, hai Đảng, hai Nhà nước đã chính thức triển khai Kế hoạch tổng thể thực hiện công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống cột mốc quốc giới Việt Nam - Lào nhằm hoàn thiện hệ thống cột mốc quốc giới giữa hai nước theo hướng chính xác, hiện đại, bền vững và thống nhất trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước.

Theo đó, phía Việt Nam đã tổ chức 19 đội cắm mốc cùng với 16 đội cắm mốc của nước bạn Lào đã phối hợp ăn ý và hoàn thành tốt kế hoạch tăng dày và tôn tạo theo đúng tiến độ đã được đề ra với tổng cộng 792 mốc/826 cột mốc toàn tuyến biên giới (một số vị trí mốc là mốc đôi, mốc ba) gồm 16 mốc đại, 190 mốc trung, 586 mốc tiểu.

Trong đó, cột mốc đại được cắm ở các cửa khẩu, mốc trung cắm ở các vị trí tôn tạo, mốc tiểu cắm ở các vị trí tăng dày. Tất cả các cột mốc đều được chế tác từ đá hoa cương nguyên khối, thiết kế hiện đại, đảm bảo tính bền vững và đáp ứng những tiêu chí phù hợp với thông lệ quốc tế.

Theo Ủy ban Liên hợp cắm mốc biên giới Việt - Lào, công tác cắm mốc quốc giới giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào trên thực địa cơ bản hoàn thành vào cuối tháng 6/2013.

Và ngày 9/7/2013, Chính phủ hai nước đã long trọng tổ chức lễ chào mừng và cắt băng khánh thành cột mốc đại số 460 tại cửa khẩu Thanh Thủy (Nghệ An) và Nậm On (Bô-Ly-Khăm-Xay), đánh dấu việc hoàn thành công tác cắm mốc trên thực địa toàn tuyến biên giới Việt - Lào.

Tại lễ cắt băng khánh thành tại cột mốc số 460 (Thanh Thủy, Thanh Chương, Nghệ An), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Thoong - sỉnh Thăm - mạ - vông đều đánh giá cao những đóng góp to lớn của Ủy ban liên hợp cắm mốc biên giới 2 nước và cho rằng kết quả của việc cắm mốc biên giới quốc gia lần này là hoa thơm, trái ngọt được đơm kết từ tình hữu nghị thắm thiết, keo sơn giữa hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam - Lào và Lào - Việt Nam.

Cả hai Thủ tướng đều cho rằng các cơ quan chức năng của cả hai nước sớm hoàn thành nốt số cột mốc còn lại trong năm 2014 và chuẩn bị các cơ sở pháp lý để hai nước ký Nghị định thư bổ sung về biên giới giữa hai nước cho hôm nay và muôn đời con cháu mai sau.

Đường biên giới giữa nước ta và CHDCND Lào có chiều dài 2.067 km, dọc theo địa bàn 10 tỉnh từ Điện Biên; Sơn La; Thanh Hóa; Nghệ An; Hà Tĩnh; Quảng Bình; Quảng Trị; Thừa Thiên – Huế; Quảng Nam và Kon Tum giáp ranh với 10 tỉnh của nước bạn Lào gồm: Phông-Sa-Lỳ; Luông-Pha-Bang; Hủa-Phăn; Xiêng-Khoảng; Bô-Ly-Khăm-Xay; Khăm-Muộn; Sa-Văn-Na-Khệt; Sa-La-Văn; Sê-Kông và Ắt-Ta-Pư.  

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm