| Hotline: 0983.970.780

Đánh giá giống lúa chất lượng

Thứ Tư 31/07/2019 , 10:15 (GMT+7)

Vừa qua, tại huyện Thanh Bình – Đồng Tháp, Cty CP Giống cây trồng Đồng Tháp (Doseco) kết hợp với Tập đoàn ThaiBinh Seed tổ chức hội thảo đánh giá giống lúa vụ HT 2019.

16-53-34_nh_1_nong_dn_thm_qun_dnh_gi_ruong_giong_vu_lu_ht_2019_ti_cty_doseco
Nông dân tham quan đánh giá ruộng giống vụ lúa HT 2019 tại Cty Doseco.

Dến dự có Viện Lúa ĐBSCL, các trung tâm giống của 13 tỉnh thành ĐBSCL, HTX, tổ hợp tác, nông hộ sản xuất giống và hơn 200 nông dân.

Vùng trồng sản xuất đánh giá giống lúa siêu nguyên chủng trong vụ HT 2019 lần này có từ 40-45 giống, được trồng trên diện tích 6,5ha tại Trại Thực nghiệm sản xuất Giống cây trồng An Phong. Trong đó có 5-7 giống trình diễn của Doseco, 15 giống của Thái Bình Seed, 20 giống của Viện Lúa ĐBSCL và 1 giống của cá nhân ông Dương Thành Tài.

Qua một vòng tham quan ruộng giống, bà con nông dân và ngành chức năng đều đánh giá rất cao các giống trình diễn đều phù hợp thổ nhưỡng vùng ĐBSCL, kháng sâu bệnh tốt, cho năng suất cao.

Đặc biệt giống BC15 của ThaiBinh Seed được nông dân đánh giá rất cao. Đây là giống lúa thuần năng suất cao thuộc bản quyền của Thai inh Seed, được công nhận giống quốc gia năm 2008. Lúa BC15 có thời gian sinh trưởng ở miền Bắc, vụ Xuân 130-138 ngày; vụ Mùa 110- 115, Nam Trung bộ và Tây Nguyên vụ Đông xuân 115-120 ngày; vụ HT 105- 110 ngày, ĐBSCL từ 105 - 110 ngày. Chiều cao cây: 110- 115 cm. Chống chịu với bệnh bạc lá, rầy nâu, nhiễm đạo ôn nhẹ đến trung bình.

Giống lúa BC15 mẫn cảm với nhiệt độ thấp ở giai đoạn phân hóa đồng bước 5- 6 và trổ nên phải gieo cấy đúng thời vụ. Cứng cây, đẻ nhánh khỏe, trổ tập trung, bông dài 28 - 30cm, nhiều gié, hạt thon, khối lượng 1.000 hạt 23 - 24 gram, tỷ lệ gạo nguyên 78 - 79%, chất lượng gạo ngon, hạt gạo trong, cơm mềm, dính, vị đậm. Năng suất đạt 8 - 9 tấn/ha, thâm canh tốt đạt 9 - 10 tấn/ha.

Kế đến là giống lúa OM 11735, tổ hợp lai IR64/Oryza rufipogon được lai tạo bởi Bộ môn Di truyền - Giống, Viện Lúa ĐBSCL, có thời gian sinh trưởng từ 90-95 ngày, chiều cao cây 100-110 cm, độ cứng cây cấp 1, số bông/m2: 300-340 bông. Số hạt chắc/bông: 70-120 hạt, khối lượng 1.000 hạt: 26-27 gram. Năng suất vụ ĐX từ 6-8 tấn/ha và vụ HT 4-6 tấn/ha. Phản ứng với đạo ôn (cấp 3- 4), rầy nâu (cấp 5-6), khả năng chịu mặn 3-4‰. Giống thích nghi canh tác được các vụ trong năm, thích hợp cho các vùng sinh thái ở ĐBSCL và vùng nhiễm mặn. Hạt gạo khá đẹp, thon dài ít bạc bụng, cơm mềm và ngọt.

16-53-34_nh_2_cc_giong_trinh_dien_ln_ny_duoc_b_con_nong_dn_dnh_gi_co_tinh_nng_phu_hop_tho_nhuong_o_vung_dsbscl_co_tinh_khng_su_benh_tot
Các giống trình diễn lần này được bà con nông dân đánh giá có tính năng phù hợp thổ nhưỡng ở vùng ĐSBSCL, có tính kháng sâu bệnh tốt.

Còn giống lúa ĐTR 1 của Doseco cũng được nông dân chọn và đánh giá cao tại hội thảo. Đây là loại giống lúa thuần có nguồn gốc từ Thái Lan, thời gian sinh trưởng từ 87 - 90 ngày, chiều cao cây 80 cm; thân cứng một cây có nhiều tép. Năng suất 6,5 – 7,5 tấn/ha, giống có sức đề kháng cao, kháng các loại sâu bệnh tốt, kháng rầy nâu. Phẩm chất gạo thon dài, thơm, vị đậm, ngon cơm…

Ông Nguyễn Văn Hồng, GĐ Cty CP Giống cây trồng Đồng Tháp cho biết, các giống lúa siêu nguyên chủng lần này được trồng để đánh giá, xuất phát từ Viện Lúa ĐBSCL, ThaiBinh Seed, Doseco và giống cá nhân ông Dương Thành Tài. Đây là cơ hội để nông dân, THT và HTX sản xuất giống ở khu vực ĐBSCL đánh giá và chia sẻ kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau nhằm chọn ra giống lúa phù hợp nhất để canh tác đạt năng suất cao, tăng lợi nhuận.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất