| Hotline: 0983.970.780

Đành phải thích nghi

Thứ Ba 09/10/2012 , 10:20 (GMT+7)

Thời gian tựa “bóng câu qua cửa sổ”. Thấm thoắt mà Tiến sỹ Phạm Thị Tài đã rời khỏi cái ghế Phó phòng Khảo nghiệm của Trung tâm KKN giống cây trồng & sản phẩm phân bón Quốc gia được 6 năm.

Thời gian tựa “bóng câu qua cửa sổ”. Thấm thoắt mà Tiến sỹ Phạm Thị Tài đã rời khỏi cái ghế Phó phòng Khảo nghiệm của Trung tâm KKN giống cây trồng & sản phẩm phân bón Quốc gia được 6 năm. Lẵng hoa bằng đá đỏ thắm mà một Cty giống của nước ngoài tặng chị vì thành tích long service (phục vụ dài lâu) là dấu mốc cho sự kiện ấy.

>> Cặp vợ chồng chuyển nghề… khám răng
>> Gian dối& khoa học
>> Khoa học - thương mại, một trời một vực
>> Thạc sĩ phân bón làm... muối ớt
>> Bán thuốc, buôn phân

Chị gầy, đen nhưng nhanh nhẹn, hoạt bát hơn thuở còn làm nhà nước. Lúc tôi đến nhà, chị vẫn còn đang tiếc nuối giấc ngủ bù vì thời gian công tác triền miên vừa qua. “Lúc đầu rời khỏi biên chế nhà nước, tôi lăn tăn lắm vì không biết mình sẽ đáp ứng công việc mới ra sao, tôi sợ bị sa thải, sợ không có chỗ đứng nhưng bây giờ mới thấy đó là quyết định sáng suốt…”.

Chị mở đầu câu chuyện một cách rất thực lòng. Làm ngoài, nghĩa là phải tập thích nghi với muôn vạn điều mới mẻ mà không sách vở nào ở trường dạy cho chị. Trước tiến sỹ Tài làm giám đốc khảo nghiệm phát triển sản phẩm của Cty giờ là giám đốc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, phụ trách một đội quân tới mười mấy người. Trước đây tiếng là Phó phòng Khảo nghiệm nhưng chuyên về ngô là chính nên khi sang mảng giống lúa, giống rau, rồi phân bón để đáp ứng công việc chị phải đọc hàng núi tài liệu, cập nhật thông tin hàng ngày, học hỏi từ những chuyên gia trong và ngoài nước. Sức ì-một “đặc sản” của cán bộ nhà nước nhanh chóng bị loại bỏ.


Tiến sỹ Phạm Thị Tài

Hồi trong biên chế của trung tâm chị được đồng nghiệp, lãnh đạo chia sẻ công việc, mọi thứ rất tình cảm. Giờ giấc làm việc thường cũng chỉ gói gọn 8 tiếng hành chính, thời gian chị dành cho gia đình nhiều hơn, hết giờ là về nhà nội trợ, kèm cặp con cái học hành. Tuy nhiên biên chế như một con dao hai lưỡi, một lưỡi nhàn hạ một lưỡi thu nhập thấp.

Dù đã làm 23 năm ròng rã nhưng đồng lương của chị Tài vẫn chẳng thấm vào đâu so với chuyện giá cả đắt đỏ của một thành phố như Hà Nội. Sang Cty nước ngoài, cuộc đời tiến sỹ Tài rẽ sang một ngả khác. Ở đó lương được tính theo đơn vị hàng ngàn USD. Ở đó mỗi người một nhiệm vụ, một chức năng, tự mình lên kế hoạch, đặt mục tiêu rồi chủ động thực hiện. Ở đó muốn tung ra một sản phẩm mới nào phải khảo nghiệm nhiều, nắm bắt kỹ nhu cầu của nông dân muốn cái gì để định hướng chọn tạo phù hợp từng phân khúc thị trường.

Nếu trước đây giống ngô được chọn theo hướng chỉ chạy đua theo năng suất thì giờ ngoài yếu tố năng suất ra thì màu sắc hạt phải đẹp, bắp phải to và chịu hạn tốt. Thị trường nhiều đối thủ, lắm cạnh tranh, định vị sản phẩm ở vùng nào chuẩn xác sẽ giúp cho Cty bán chạy hàng tăng doanh số hoặc ngược lại quyết định sai sẽ không còn kho để chứa hàng ế.

Cái may mắn của chị Tài khi đầu quân cho Cty nước ngoài là vẫn được làm công việc chuyên môn chứ không phải như một số tiến sỹ, thạc sỹ đi làm thị trường, đi tiếp thị hay thậm chí là đối ngoại vì chỉ tận dụng mỗi vốn ngoại ngữ được đào tạo bài bản, nước trong, nước ngoài của họ. Lần nào tôi gọi chị đều bảo bận lắm, nhất là trong khung thời vụ phải đi đánh giá, hết lúa sang ngô, hết ngô đến rau, hết rau lại phân bón.

Vụ này gối vụ nọ, miền Bắc nối miền Nam, miền xuôi lên miền ngược, vùng núi cũng như đồng bằng. Quay như chong chóng nhưng không đi không được bởi có thực tế mới biết được sản phẩm của Cty mình tốt hay không, tốt ở vùng nào, vụ nào mà hoạch định báo cáo. Chuyện đi công tác các tỉnh xa chiếm hơn 50% quỹ thời gian của chị. Mấy tháng vừa rồi đúng thời vụ nên chị xa nhà trung bình 20 ngày/tháng, có đợt đi cả chục ngày liền tù tì.

Trước khi tôi đến, chị đi Sơn La đến tận khuya mới về, chưa kịp hồi sức sáng hôm sau lại vội vã ra Nội Bài bay sớm đi Tây Nguyên biền biệt chục ngày liên tiếp. Chị bảo lúc đầu cũng thấy mệt, sau đó quen với guồng quay mới nên lắm lúc chẳng nhớ ngày tháng gì cả. Những lúc đi công tác ngày ngày lội đồng, lội ruộng mặc cho nắng chang hay mưa xối, tối đến cũng không được nghỉ ngơi. Ăn uống, tắm giặt xong cái là lao vào laptop kiểm tra thư điện tử, cành cạch gõ báo cáo mỏi tay đến 11, 12 giờ khuya cũng là một điều rất bình thường với chị.

Thời gian dành cho gia đình của tiến sỹ Tài ít đi cùng với những chuyến công tác triền miên khiến bà ngoại phải đến giúp việc nhà còn ông chồng công chức nhà nước của chị hễ khi thấy “kho” thực phẩm trong tủ lạnh vợi đi lại tất tả xách giỏ đi chợ thay vợ. Tối tối chị lại điện thoại về nhà điều khiển từ xa mọi việc từ dạy tiếng Anh đến giảng toán cho đứa con út.

Chị nói lời gan ruột: “Một số người đã rời khỏi nhà nước đi ra ngoài không đáp ứng được công việc lại quay về nhưng tôi thì không bao giờ lăn tăn, hối hận. Tôi nghĩ chuyện chảy máu chất xám chỉ dừng khi nhà khoa học có thu nhập tốt, phương tiện, điều kiện làm việc tốt thì họ sẽ toàn tâm, toàn ý vào nghiên cứu thôi”.

Ông Ngô Vĩnh Viễn- Viện trưởng Viện BVTV, nơi từng là một trong những điểm nóng nhất về nạn “đào tẩu” biên chế ra làm ngoài, nay gặp lại tôi ông Viễn báo một tin mừng là: “Ba, bốn năm nay viện tôi chỉ có một thạc sỹ ra đi”. Trước cán bộ Viện BVTV từng là đối tượng bị các Cty thuốc BVTV, giống săn lùng riết ráo. Mấy năm gần đây dịch bệnh trên cây trồng ít bùng phát, doanh số bán hàng của các Cty thuốc xuống mạnh nên dẫn đến lương bổng cũng giảm sút theo. Làm Cty thuốc không còn ở đỉnh cao chót vót của tiền bạc, không còn là miếng bánh thơm đầy hấp dẫn giới khoa học nữa.

“Có một số người ra đi nhưng không đáp ứng được yêu cầu công việc cũng muốn ngỏ ý xin về nhưng tôi bảo Viện BVTV không phải là cái chợ để anh muốn đi thì đi, muốn về thì về như thế được”, ông Viễn nói.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm