| Hotline: 0983.970.780

Đảo chìm - lời cảnh báo khủng hoảng khí hậu cho Jakarta?

Thứ Sáu 21/02/2020 , 14:47 (GMT+7)

Hai hòn đảo không người ở khu vực giàu tài nguyên phía Nam Sumatra (Indonesia) đã bị nhấn chìm.

Những người Indonesia đẩy xe của mình qua vùng nước lũ ở Jakarta năm 2015. Ảnh: EPA.

Những người Indonesia đẩy xe của mình qua vùng nước lũ ở Jakarta năm 2015. Ảnh: EPA.

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody cảnh báo rằng những vụ đảo biến mất tiếp theo có thể làm ảnh hưởng hồ sơ tín dụng của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á.

Diễn đàn Môi trường Indonesia cho biết, đảo Gundul hiện nằm ở độ sâu từ 1-3 mét dưới mực nước biển, đồng thời cảnh báo rằng các đảo thấp khác trong quốc gia quần đảo này có thể sẽ sớm chung số phận.

Chuyên gia phân tích cao cấp của Moody, ông Anushka Shah, nói: Tác động của việc nước biển dâng cao đối với xếp hạng tín dụng của một quốc gia phụ thuộc vào tần suất và mức độ nghiêm trọng, cũng như khả năng thích ứng của quốc gia đối phó với điều đó .

“Cho đến nay, chúng tôi không đánh giá các sự kiện như vậy có ảnh hưởng trọng yếu đến hồ sơ tín dụng của Indonesia, một phần vì chúng được cân bằng bởi các khía cạnh giảm thiểu và sức mạnh tín dụng khác”. Tuy vậy, nếu điều này lặp đi lặp lại thời gian dài, chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng  trực tiếp đến xếp hạng tín dụng của Indonesia, ông Shah nói thêm.

Cảnh báo của Moody được đưa ra khi cơ quan xếp hạng đã bắt đầu chú trọng hơn vào các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị trong các đánh giá chất lượng tín dụng và quyết định đầu tư, được ủng hộ bởi các nhà môi trường Indonesia như Dharsono Hartono, đồng sáng lập của Rimba Makmur Utama, một công ty điều hành các dự án phục hồi và bảo tồn sinh thái.

Một số công ty và các nhà đầu tư của họ đã bắt đầu hiểu được rủi ro trung hạn thực sự của biến đổi khí hậu.

Moody nói rằng họ sẽ tiếp tục đánh giá lại xếp hạng của mình và có thể sửa đổi lại điều đó, khi quá trình biến đổi khí hậu và bằng chứng từ khoa học khí hậu phát triển.

Ông Hairul Sobri, Giám đốc điều hành của Diễn đàn vì môi trường Indonesia chi nhánh South Sumatra, nói sự biến mất của quần đảo Sumatra là kết quả của sự hủy hoại môi trường được tích lũy, gây ra bởi các vụ cháy rừng, chuyển đổi sử dụng đất và “sự tham lam của các ngành công nghiệp lớn đối với đất đai” như khai thác, lâm nghiệp công nghiệp và đồn điền.

Nam Sumatra, nơi có nhiều đồn điền và mỏ, thường xuyên phải hứng chịu những đám cháy rừng lớn tạo ra khói mù độc hại mang theo gió đến nước láng giềng Malaysia và Singapore, và sự phụ thuộc của tỉnh vào ngành công nghiệp dầu khí cũng góp phần làm biến đổi khí hậu - nguyên nhân khiến mực nước biển dâng cao, bà Intan Suci Nurhati, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Hải dương học của Viện Khoa học Indonesia cho biết.

Không chỉ ở Nam Sumatra - một phần khác của Indonesia, như các khu vực ven biển thấp ở phía bắc Java, Nam Kalimantan và Dolok ở miền nam Papua, cũng có thể gặp rủi ro từ thủy triều đang lên, bà Intan nói.

Cho đến nay, phần lớn sự chú ý về tác động của mực nước biển dâng cao ở Indonesia chỉ tập trung vào các thành phố lớn dọc theo bờ biển phía bắc Java, bao gồm Jakarta - thủ đô hiện tại mà Tổng thống Joko Widodo muốn chuyển đến Borneo.

Quân đội giúp sơ tán cư dân Jakarta, Thủ đô Indonesia, trong trận lụt lịch sử. Ảnh: Mast Irham/EPA.

Quân đội giúp sơ tán cư dân Jakarta, Thủ đô Indonesia, trong trận lụt lịch sử. Ảnh: Mast Irham/EPA.

Vào ngày 31/12/2019,  thành phố Jakarta với hơn 10 triệu dân đã phải trải qua một trận mưa lớn nhất trong lịch sử, khiến ít nhất 60 người thiệt mạng và gần 175.000 người phải di dời.

Được xây dựng trên một đồng bằng đầm lầy và với khoảng 40% tổng diện tích đất nằm dưới mực nước biển, Jakarta thường xuyên bị ngập lụt do cơ sở hạ tầng không có khả năng đối phó với lượng nước dư thừa trong mùa gió mùa, kết hợp với mực nước biển dâng cao .

Trong khi đó, Diễn đàn Môi trường Indonesia, đã kêu gọi Jakarta đánh giá lại việc cấp quyền sử dụng rừng cho các doanh nghiệp và hành động để phục hồi hệ sinh thái của đất nước nếu chính phủ muốn sẵn sàng ứng phó các mối đe dọa ngày càng tăng từ biến đổi khí hậu.

(SCMP)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.