| Hotline: 0983.970.780

Đào tạo nhân lực vẫn cách xa nhu cầu thực

Thứ Hai 10/10/2011 , 10:17 (GMT+7)

Lực lượng lao động đã qua đào tạo tại Việt Nam đã bắt đầu tăng nhanh. Tuy nhiên, chất lượng dạy nghề tại Việt Nam vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn...

Lực lượng lao động đã qua đào tạo tại Việt Nam đã bắt đầu tăng nhanh. Tuy nhiên, chất lượng dạy nghề tại Việt Nam vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Dự báo đến năm 2015, tổng số lao động qua đào tạo sẽ tăng 6 triệu người so với năm 2010, chiếm 50% trong tổng số lực lượng lao động. Giai đoạn 2016-2020, tổng số lao động qua đào tạo là 36,8 triệu người, tăng bình quân trên 1,7 triệu người.

Theo thống kê do Trung ương Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực - nhân tài Việt Nam đưa ra tại Hội thảo Đào tạo nhân lực - những thuận lợi và trở ngại: Hiện cả nước có khoảng 53 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm hơn 63% dân số. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta còn cao: năm 2009 là 4,66%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn là 6,1%.

Mặc dù cả nước có khoảng 1.300 trường cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề nhưng chất lượng đào tạo chưa đạt chuẩn quốc tế, chương trình giảng dạy không phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và cho xuất khẩu lao động.

Theo ông Vũ Ngọc Phương - Chủ tịch Trung ương Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực - nhân tài Việt Nam, đào tạo nhân lực được coi là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia. Chất lượng và hiệu quả của hoạt động đào tạo nhân lực quyết định sự phát triển mọi mặt của đất nước.

Các chuyên gia đều nhận định, để đào tạo nhân lực có trình độ kĩ thuật cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, đồng thời cạnh tranh xuất khẩu lao động, Việt Nam cần có những chính sách và phương pháp phù hợp như: Thống kê phân loại nhân lực hàng năm, nghiên cứu nhằm tìm ra ưu và hạn chế của người Việt tương thích với nghề…

Ông Phương đồng quan điểm với các chuyện gia, cần có sự phối hợp giữa các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức trong nước và các tổ chức quốc tế trong công tác đào tạo. Cùng đó, từng bước cải cách, cải tiến, kết hợp công cụ đào tạo ở trong nước gồm các trường từ phổ thông cho đến dạy nghề, đại học, các trường quốc tế…

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Sôi động mùa cá cơm

Ngư dân bãi ngang tỉnh Quảng Bình trúng đậm mùa cá cơm, cho thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi chuyến ra khơi.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất