| Hotline: 0983.970.780

Đào tạo quản lý rệp sáp bột hồng hại sắn

Thứ Tư 16/10/2013 , 10:37 (GMT+7)

Rệp sáp bột hồng là dịch hại nguy hiểm trên cây sắn xuất hiện tại tỉnh Tây Ninh vào tháng 6/2012.

Rệp sáp bột hồng là dịch hại nguy hiểm trên cây sắn xuất hiện tại tỉnh Tây Ninh vào tháng 6/2012. Đến năm 2013 đã phát sinh và lây lan ra ở các tỉnh miền Đông Nam bộ và khu 4 cũ.

Theo thống kê chưa đầy đủ đến nay cả nước có trên 1.000 ha sắn bị nhiễm rệp sáp, trong đó các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị có trên 130 ha nhiễm, với mức độ gây hại trung bình, nặng cục bộ một số vùng đã làm giảm năng suất sắn.

Được sự quan tâm của Cục BVTV, vừa qua Trung tâm BVTV vùng khu 4 tổ chức lớp đào tạo giảng viên IPM (ToT) về quản lý rệp sáp bột hồng hại sắn với sự tham gia của 35 học viên đến từ 6 chi cục BVTV các tỉnh Bắc Trung bộ, Chi cục BVTV Sơn La và Chi cục KDTV vùng 6.

Trong thời gian 5 ngày, học viên được các giảng viên của chương trình IPM Quốc gia truyền tải những kiến thức cơ bản về chương trình quản lý dịch hại theo IPM, các giai đoạn sinh trưởng cây sắn và biện pháp tác động, phương pháp điều tra phân tích hệ sinh thái ruộng sắn, một số dịch hại chính; phương pháp phân loại các loài rệp sáp, đặc biệt là đặc điểm hình thái, sinh học và đề xuất các biện pháp quản lý rệp sáp bột hồng, phương pháp nhân nuôi rệp sáp bột hồng bằng các nguồn thức ăn (cây sắn, quả bí ngô).

Tìm hiểu về đặc điểm hình thái, sinh học, phương pháp nhân nuôi và kỹ thuật phóng thích ong ký sinh Anagyrus lopezi. Đây là loài ong đã được các nước trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông nhân nuôi và sử dụng thành công trong phòng trừ rệp sáp bột hồng.

Học viên đã được đi thực tế tại vùng nhiễm rệp sáp bột hồng của xã Thanh Ngọc, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Được giảng viên hướng dẫn và tiến hành điều tra thu thập số liệu về dịch hại, thiên địch, sinh trưởng phát triển của cây sắn. Học viên đã đưa ra những giải pháp quản lý dựa trên kết quả phân tích các dự liệu về hệ sinh thái ruộng sắn...

Kết thúc đợt tập huấn, các học viên đã xây dựng được chương trình huấn luyện nông dân (FFS) về quản lý dịch hại sắn (IPM).

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất