| Hotline: 0983.970.780

Đập Cảnh Hồng thử nghiệm làm giảm mực nước ở hạ lưu

Thứ Sáu 10/01/2020 , 11:07 (GMT+7)

Các chuyên gia đã cảnh báo điều này ngay từ khi Trung Quốc công bố kế hoạch thử nghiệm đập Cảnh Hồng từ hôm 30/12/2019.

“Các thử nghiệm đập Cảnh Hồng phía thượng nguồn sông Mekong ở Trung Quốc trong tuần đầu tiên của tháng 1/2020 sẽ làm giảm hơn 50% lượng nước ở vùng hạ nguồn và dự báo khu vực này sẽ phải đối diện nguy cơ hạn hán nghiêm trọng”, báo cáo trích.

Cảnh hạn hán gây mất mùa ở Sóc Trăng, thuộc khu vực hạ lưu sông Mekong ở Việt Nam

Cụ thể, tại khu vực Tam giác Vàng ở Lào hôm 3/1, người dân cho biết, mực nước trên sông Mekong đã giảm rõ rệt. Một người dân thuộc làng Sibounhuang, huyện Ton Pheaung, tỉnh Bokeo nói cho hay, mực nước năm nay thấp bất thường so với cùng kỳ năm 2019

“Chúng tôi sống nhờ vào nguồn nước sông Mekong nên nước về ít thế này mọi thứ sẽ rất căng. Hiện các tàu thuyền cỡ lớn không thể di chuyển được, trong khi loại nhỏ cũng không hề dễ dàng do nước rất nông”, ông này cho biết.

Đập Cảnh Hồng nhìn từ trên cao

Còn tại Thái Lan, một ngư dân ở tỉnh Chiang Rai sinh sống bên bờ sông Mekong cho rằng, nước thấp là do phía Trung Quốc ở đầu nguồn trên tích lại để thử nghiệm thiết bị hoặc làm gì đó.

“Nguồn nước sông Mekong giúp chúng tôi sản xuất nông nghiệp nên bây giờ thiếu nước thì cây trồng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng”, người nông dân này nói.

Trước đó, Ủy hội liên chính phủ sông Mekong (MRC) đã đưa ra thông báo, đập Cảnh Hồng sẽ giảm lượng nước xả từ 1.400 m3 xuống còn 800 m3/giây có thể dẫn đến mực nước trên sông ở Lào và phía cuối nguồn giảm tới 70 cm đến ngày 10/1.

Theo lãnh đạo tổ chức bảo tồn Rak Chiang Khong của Thái Lan, ông Niwat Roykaew,  việc Trung Quốc đóng mở đập Cảnh Hồng sẽ gây hệ lụy lâu dài cho các quốc gia láng giềng. Hiện chính phủ Trung Quốc đã thừa nhận điều này đối với phía hạ lưu.

Đập Cảnh Hồng là 1 trong 6 đập thủy điện thuộc tỉnh Vân Nam mà Trung Quốc đã hoàn tất xây dựng. Các con đập này nằm chắn ngang thượng nguồn sông Mekong, bao gồm: Cảnh Hồng, Nọa Trát Độ, Đại Triều Sơn, Mạn Loan, Tiểu Loan và Công Quả Kiều.

Ngày 9/1, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của báo chí về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc thử nghiệm đập Cảnh Hồng, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:

“Việt Nam quan tâm theo dõi, nghiên cứu, đánh giá các hoạt động liên quan đến nguồn nước sông Mekong. Chúng tôi cho rằng cùng với các lợi ích chính đáng trong sử dụng tài nguyên nước sông Mekong để phát triển, các quốc gia có trách nhiệm chung trong việc sử dụng công bằng, bền vững nguồn nước và tài nguyên nước của sông Mekong, bảo đảm lợi ích cân bằng của tất cả các nước ven sông, vì sự thịnh vượng, phát triển bền vững của khu vực”.

 

(Khmer Times, RFI)

Xem thêm
Long trọng kỷ niệm 120 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Ngày 17/4, tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.

Hồ Tha La phủ màu xanh cho đất

Hồ Tha La là một trong những công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh Tây Ninh, sau nhiều năm vận hành, công trình đã được đầu tư nâng cấp, đáp ứng đa mục tiêu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kiên Giang tổ chức nhiều hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay, tỉnh Kiên Giang tổ chức nhiều hoạt động nhằm giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn và tăng cường tình đoàn kết.