| Hotline: 0983.970.780

DAP Đình Vũ cho cây cói xứ Thanh

Thứ Ba 09/08/2016 , 08:20 (GMT+7)

Năng suất của mô hình sử dụng phân DAP Đình Vũ trên giống cói thuần bản địa đạt 5,5 tạ/1 sào, cao hơn 1,5 tạ/1 sào so với năng suất ruộng đối chứng...

Với mục tiêu đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào thâm canh cói đạt năng suất chất lượng, hiệu quả cao, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa phối hợp cùng Công ty Cổ phần DAP VINACHEM triển khai các mô hình sử phân bón phức hợp cao cấp DAP Đình Vũ tại một số vùng trồng cói trọng điểm của huyện Nga Sơn.

Mục tiêu của các mô hình là sử dụng phân bón phức hợp cao cấp DAP Đình Vũ để thay thế các loại phân bón thông thường khác mà lâu nay bà con đang sử dụng.

Bên cạnh đó, phổ biến kỹ thuật bón phân cân đối, bón đúng thời gian, đủ liều lượng, theo đúng quy trình, giúp cây cói sinh trưởng phát triển tốt, ruộng thông thoáng, hạn chế sâu bệnh….

Đồng thời, kết hợp với HTX dịch vụ, các hộ trong mô hình giám sát theo dõi thường xuyên, rút kinh nghiệm trong quá trình nhân rộng mô hình vào các vụ tiếp theo.

Mô hình sử dụng phân bón phức hợp cao cấp DAP Đình Vũ trong thâm canh cói tại các xã Nga Liên, Nga Tân, Nga Thanh và HTX Nga Thủy thuộc huyện Nga Sơn. Quy mô mỗi xã 3 mô hình, một mô hình 3 sào cói (1 sào 500m2). Tổng số phân phát cho 3 hộ/xã là 270kg DAP Đình Vũ, thời gian triển khai 3 tháng. Giống cói thuần bản địa, thường được thương lái thu mua nên dễ bán và dễ trở thành sản phẩm hàng hóa trên thị trường.

Cách thức bón phân mà Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa và Công ty CP DAP VINACHEM áp dụng là sau thu hoạch cói chiêm 20 - 25 ngày, dọn sạch cỏ dại, bổi cói sót, rồi bón phân. Lượng phân bón cho 1 sào 30kg phân bón phức hợp cao cấp DAP Đình Vũ. Qua đó, chi phí khi sử dụng phân DAP Đình Vũ (375.000 đồng/sào) thấp hơn rất nhiều so với cách bón phân đơn theo cách thông thường (450.000 - 500.000 đồng/sào).

Theo báo cáo kết quả của Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa và các địa phương cho thấy, tại xã Nga Thủy, năng suất của mô hình sử dụng phân DAP Đình Vũ trên giống cói thuần bản địa đạt 5,5 tạ/1 sào, cao hơn 1,5 tạ/1 sào so với năng suất ruộng đối chứng. Với xã Nga Thanh, năng suất của mô hình sử dụng phân DAP Đình Vũ trên giống cói thuần bản địa đạt 6 tạ/1 sào, cao hơn 2 tạ/1 sào so với năng suất ruộng đối chứng...

Riêng xã Nga Liên, năng suất của mô hình sử dụng phân DAP Đình Vũ trên giống cói thuần bản địa đạt 6 tạ/1 sào, cao hơn 2 tạ/1 sào so với năng suất ruộng đối chứng. Đặc biệt, trong 6 tạ cói bón phân DAP Đình Vũ chiếm tới trên 4 tạ (70%) là cói dài nên bán được giá cao, gấp rưỡi cói ngắn.

12-51-00_ct-coi-che-coi

 

Theo lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa, mặc dù gặp điều kiện thời tiết bất thuận, hạn hán kéo dài, sâu bệnh diễn biến khó lường, tuy nhiên được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của UBND xã và HTX, sự nhiệt tình tham gia của các hộ nông dân, vì vậy mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới sử dụng phân bón phức hợp cao cấp DAP Đình Vũ thâm canh cây cói đã cho năng suất chất lượng và hiệu quả rất cao đạt yêu cầu của chương trình.

Phân bón phức hợp cao cấp DAP Đình Vũ có hàm lượng lân và đạm cao, thích hợp bón cho cây cói, với lượng bón 30 kg/1sào 500m2. Sử dụng phân bón phức hợp cao cấp DAP Đình Vũ giúp cây cói cứng khoẻ, sinh trưởng phát triển và đẻ nhánh nhanh hơn rất nhiều, độ vươn của thân cây vượt trội rõ rệt. Bên cạnh đó, cây cói cứng hơn, phổng ngọn, màu xanh màu nõn chuối khác biệt, khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận tốt hơn.

Với những kết quả vượt trội đã đạt được, lãnh đạo huyện Nga Sơn đề nghị phía doanh nghiệp và Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa mở rộng mạng lưới cung ứng phân bón DAP Đình Vũ, có chính sách ưu tiên bán trả chậm hàng vụ, đồng thời mở nhiều lớp tập huấn nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho bà con nông dân biết để áp dụng hiệu quả.

Kết quả mô hình sử dụng phân bón DAP Đình Vũ trên cây cói tại Thanh Hóa là một minh chứng cho khả năng chống chịu trước điều kiện bất thuận của thời tiết khí hậu. Đặc biệt là sâu bệnh, lũ lụt khi bị ngâm nước dài ngày cây vẫn phát triển mà không bị thối nhũn, cói không mất màu, không bị chân cua. Không những vậy, cây còn chịu được hạn, phát triển tốt, tỉ lệ cói dài chiếm trên 70%.

Xem thêm
Nở rộ nuôi dúi ở Bắc Kạn

Các mô hình nuôi dúi đang phát triển khá nhanh ở Bắc Kạn, tuy nhiên việc tiêu thụ phụ thuộc hoàn toàn vào tư thương nên cần tính toán kỹ lưỡng trước khi đầu tư.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất