| Hotline: 0983.970.780

Đất Cảng “xóa sổ” lao động chân tay

Thứ Sáu 07/06/2013 , 09:09 (GMT+7)

Cùng với cú hích mạnh mẽ của phong trào gieo cấy bằng phương pháp mạ khay, máy cấy, TP Hải Phòng đang đưa cơ giới hóa dần thay thế hoàn toàn lao động chân tay.

Cùng với cú hích mạnh mẽ của phong trào gieo cấy bằng phương pháp mạ khay, máy cấy, TP Hải Phòng đang đưa cơ giới hóa (CGH) dần thay thế hoàn toàn lao động chân tay.

Cú hích mạ khay, máy cấy

Đồng đất xã An Tiến (huyện An Lão) lâu nay thuộc diện cằn cỗi nhất huyện. Thế nhưng vụ ĐX 2013, mô hình CĐML rộng hơn 30 ha đã đưa năng suất lúa đạt hơn 6 tấn/ha. Không chỉ vui vì được mùa, nông dân An Tiến còn mãn nguyện vì chưa bao giờ làm ruộng nhàn như năm nay.

Gia đình ông Vũ Xuân Trường, thôn An Luận (xã An Tiến) vốn đông con, nhưng gần hai mẫu ruộng cũng chỉ có 2 ông bà già quần quật. Đến vụ cấy, ông Trường lo ngay ngáy bởi công thuê cấy tới 180.000 - 200.000 đ/ngày tìm chẳng ra người. Ruộng không thể bỏ hoang, mà thuê cấy toàn bộ thì làm ruộng coi như lỗ... May mắn là bài toán hóc búa ấy đã được giải thoát trong vụ ĐX vừa qua.


Mô hình mạ khay, máy cấy tại xã Vinh Quang gặt hái bội thu

Cụ thể, TP đã hỗ trợ 100% tiền giống, 50% tiền dịch vụ làm đất và 30% giá vật tư khác cho nông dân. HTXNN An Tiến “bao” toàn bộ các khâu SX như: Thuê máy làm đất; ngâm ủ giống, gieo mạ; thuê máy cấy; thuê máy gặt... Nông dân tham gia mô hình CĐML như gia đình ông Trường chỉ phải trả khoảng 100.000 đ/sào cho công gieo mạ và cấy, 50% công cày và 70% tiền phân bón.

Ngoài ra, họ chẳng phải đụng tay đụng chân trong suốt vụ. Tới lúc thu hoạch, chỉ việc mang bao tải theo máy gặt chở lúa về nhà. Lao động chân tay gần như được “xóa sổ”.

DN chung tay, góp công lớn

Cùng với nhiều chính sách hỗ trợ của thành phố, Cty CP Nông nghiệp kỹ thuật cao Hải Phòng đã đồng hành giúp nông dân áp dụng quy trình mạ khay, máy cấy. Vụ ĐX 2013, do được triển khai rầm rộ ở các mô hình CĐML của Hải Phòng nên tiếng tăm của máy cấy lan mạnh. 

Cty CP NNKTC Hải Phòng đã cử người xuống xã Vinh Quang (huyện Tiên Lãng) hỗ trợ miễn phí 3.500 chiếc khay gieo mạ. Do chưa chủ động giá thể để gieo mạ khay nên Cty phải tức tốc vào tận Thanh Hóa mua giá thể, đồng thời cử cán bộ kỹ thuật xuống Vinh Quang “nằm vùng” để trực tiếp gieo mạ khay giúp dân...


Nghiên cứu SX giá thể và khay gieo mạ tại Cty CP NNKTC Hải Phòng

Vượt qua gian nan trong vụ đầu đưa quy trình mạ khay, máy cấy vào SX, xã Vinh Quang hiện đã mua 3 chiếc máy cấy (TP Hải Phòng hỗ trợ 50% giá máy), sẵn sàng phục vụ mở rộng diện tích mạ khay, máy cấy cho vụ mùa 2013. Lãnh đạo xã Vinh Quang tính toán, quy trình gieo mạ khay kết hợp cấy máy, nông dân có thể tiết kiệm được ít nhất 30 - 40% chi phí so với thuê lao động cấy tay. Theo kế hoạch, xã sẽ mua khay gieo mạ, đáp ứng 100% dịch vụ cơ giới cho nông dân, từ làm đất, gieo mạ, cấy, gặt...

Cty CP NNKTC Hải Phòng cho biết, đã mua 2 máy gieo mạ khay chuyên dụng, trước mắt sẽ phục vụ gieo mạ cho các HTX áp dụng phương pháp mạ khay, máy cấy tại Hải Phòng. Cty cũng đã nghiên cứu SX thành công giá thể gieo mạ khay, sẵn sàng phục vụ với giá cả ưu đãi cho các HTX và các đơn vị có nhu cầu.

Đối với khay gieo mạ, được biết Cty CP NNKTC Hải Phòng phối hợp với Cty TNHH An Đạt Thành (TP Hải Phòng) cũng đã SX thành công khay gieo mạ với chất lượng rất tốt, giá cả ưu đãi, dự kiến mở rộng phân phối rộng rãi từ vụ mùa 2013.

Nhằm hỗ trợ mở rộng quy trình máy cấy, mạ khay, Cty TNHH An Đạt Thành cho biết Cty sẽ hỗ trợ nông dân, HTX mượn (miễn phí) khay gieo mạ trong các vụ đầu thí điểm. Cty cũng có dịch vụ cho thuê khay gieo mạ (giá rẻ) đối với các đơn vị chưa có kinh phí mua toàn bộ. Đối với khay gieo mạ cũ - hỏng, Cty sẽ đổi (đổi ngang) khay mới cho khách hàng.

Các hộ dân, đơn vị, HTX... có nhu cầu xin vui lòng liên hệ: Ông Trần Hữu Đạt, GĐ Cty TNHH An Đạt Thành. ĐT: 0977 428 912.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm