| Hotline: 0983.970.780

Đất chè hợp phân tính kiềm

Thứ Năm 15/01/2015 , 09:01 (GMT+7)

Đối với người trực tiếp trồng chè qua nhiều vụ bón phân NPK Văn Điển cho chè càng thấy rõ vai trò của phân bón Văn Điển.

Năm 2014, SX nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên đạt được thành tích khá toàn diện. Diện tích, năng suất, hiệu quả kinh tế các cây trồng đều tăng, cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng tích cực, xây dựng nông thôn mới đạt thành tích nổi bật. Trong đó, phân bón Văn Điển góp phần không nhỏ vào kết quả của ngành trồng trọt của tỉnh.

TRĂN TRỞ CỦA ÔNG PHÓ CHỦ TỊCH TỈNH

Thái Nguyên có vùng chè lớn với diện tích trên 17.000ha. Chè Thái Nguyên đã trở nên nổi tiếng với năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều diện tích nông dân làm theo tập quán canh tác lạc hậu, nhất là việc lựa chọn loại phân bón không phù hợp và bón không đúng kỹ thuật làm cho tiềm năng và lợi thế của cây chè hạn chế.

Về lựa chọn loại phân bón, đất trồng chè của tỉnh đa số là đất đồi dốc, đất chua, độ pH từ 3 đến 4%. Đất đồi dốc không nên bón loại phân tan nhanh vì sau khi bón gặp mưa phân sẽ hòa tan hết nên bị rửa trôi nhiều.

Bón phân có tính chất chua như urê, phân lân có tính axit làm cho đất ngày càng chua thêm, không phù hợp. Nhiều nông dân thích bón loại phân nào cho chè xanh ngay nên chọn đạm là chủ yếu. Sau mỗi lần hái là một lần bón đạm, mỗi năm có 7-8 lần bón, bón theo mưa, bón vãi trên mặt, lượng đạm đầu tư quá lớn, tới 60 – 80 kg urê/sào.

Với cách làm như vậy, vừa lãng phí phân bón, cây chè sinh trưởng, phát triển kém, sâu bệnh tăng phải phun thuốc nhiều, giảm năng suất, ảnh hưởng tới chất lượng chè.

Băn khoăn, trăn trở với thực trạng trên, tại Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên và Cty CP Vật tư nông nghiệp Thái Nguyên năm 2014 vừa qua, ông Đặng Viết Thuần, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Nguyên có ý kiến chỉ đạo: “Cần phải căn cứ vào đặc điểm đất đai, yêu cầu của cây trồng để chọn loại phân bón phù hợp và thay đổi tập quán bón phân, ví dụ như nơi đất chua phải bón phân có tính chất kiềm.

Nếu bón phân không đúng, phun thuốc sâu bừa bãi người nông dân chiụ thiệt thòi và độc hại trước tiên. Phải hướng dẫn cho nông dân chọn dòng sản phẩm phân bón thích hợp, thân thiện với môi trường góp phần xây dựng nên thương hiệu nông sản, nhất là thương hiệu Chè Thái Nguyên”.

NÔNG DÂN ƯA CHUỘNG

Hiện, dòng sản phẩm phân bón được chứng minh là phù hợp với đất và cây trồng Thái Nguyên, trong đó có cây chè chính là phân bón Văn Điển.

Vì phân lân Văn Điển là loại phân chậm tan, phân không tan trong nước mà chỉ tan trong dung dịch chua do rễ cây tiết ra nên cây cần đến đâu phân hòa tan đến đó, ít bị rửa trôi, phân vẫn nằm trong đất để dành cho vụ sau. Phân có tính chất kiềm (pH từ 8- 8.5), trong phân có canxi (vôi) nên có tác dụng khử chua.

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển, thành phần chính có lân Văn Điển nên cũng có tác dụng như vậy. Phân NPK Văn Điển ngoài đạm, lân, kali còn có các chất trung lượng và vi lượng với tổng hàm lượng dinh dưỡng cao, các chất dinh dưỡng cân đối đáp ứng yêu cầu của từng loại cây trồng và từng giai đoạn sinh trưởng của cây.

13-58-52_2
Phân bón Văn Điển rất phù hợp cho canh tác cây chè theo hướng bền vững, thân thiện môi trường

Ông Vũ Văn Hội, Trưởng xóm Đồng Bòng, xã Yên Lạc, huyện Phú Lương nói: “Gia đình có 1ha chè, ba năm nay dùng NPK Văn Điển. Bón NPK Văn Điển đỡ tốn công chỉ phải bón 2 lần/năm, bón đạm và kali lứa nào cũng phải bón. Bón phân Văn Điển chè có màu xanh lá gừng, búp nhiều mập, giảm số lần phun thuốc trừ sâu bệnh, hạn chế rêu và giảm bệnh phồng lá chè, đất tăng độ xốp”.

Do thấy rõ hiệu quả của phân bón Văn Điển nên từ năm 2008 tới nay, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên và Công ty CP Vật tư nông nghiệp Thái Nguyên phối hợp làm dịch vụ phân bón theo phương thức đầu tư ứng trước, không chỉ mang lại hiệu quả tích cực mà có ý nghĩa xã hội vô cùng to lớn.

Nói về tác dụng của phân bón Văn Điển, ông Nông Văn Thịnh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Lương cho biết: Phân Văn Điển giúp nông dân thay đổi tập quán bón vãi phân trên mặt bằng bón vùi sâu.

Các loại phân khác vào nhanh lại ra nhanh, phân Văn Điển như tính chất của phân vào từ từ nhưng bền lâu. Bón cho cây chè lá xanh bền, búp khỏe, màu xanh sáng, ít sâu bệnh, chè búp pha được nước, hương vị thơm.

Đối với người trực tiếp trồng chè qua nhiều vụ bón phân NPK Văn Điển cho chè càng thấy rõ vai trò của phân bón Văn Điển.

Các loại phân NPK Văn Điển bón cho cây chè và cách bón:

Đối với chè giai đoạn kiến thiết cơ bản bón 1 sào: Năm thứ nhất: Bón NPK: 8-6-4, 1 năm có 2 lần bón: tháng 2, tháng 3: bón 15-18kg, trộn đều, bón rạch sâu 6-8cm, cách gốc 25-30cm, phủ đất kín phân.

Năm thứ 2: Bón NPK Văn Điển: 8-6-4. Chia làm 2 lần bón: Tháng 2, tháng 3 bón 20-25kg, tháng 6, tháng 7 bón 15-18kg.

Năm thứ 3 bón NPK Văn Điển: 16-8-8. Chia làm 2 lần bón: tháng 2, tháng 3 bón 15-18kg, tháng 6, tháng 7 bón 15-18kg. Bón rạch sâu 6-8cm, cách gốc 30-40cm, lấp đất kín phân.

 Đối với chè kinh doanh sau 3 năm sử dụng phân NPK Văn Điển chuyên dùng cho chè qua thực tế năng suất cao hơn 2-3 lần so với phân bón thường, khi sao chè ít hao, chỉ từ 3,85 đến 4,2kg búp tươi cho 1kg chè búp khô.

Ngoài bón cho cây chè, bón phân Văn Điển cho các cây trồng khác của Thái Nguyên như: Lúa, ngô, lạc, đậu tương, rau… cũng rất hiệu quả.

Là nơi có diện tích các cây trồng nhiều nhất tỉnh Thái Nguyên, bà Dương Thị Sâm, Chủ tịch Hội Nông dân huyện huyện Phú Bình cho biết: “Nông dân của huyện ưa chuộng nhất là phân Văn Điển vì phân này phù hợp với đồng đất và tập quán canh tác của địa phương. Phân Văn Điển bón cho lúa lên chậm nhưng tốt bền, lúc thì con gái lá màu xanh sáng, bộ lá tươi đến lúc chín, bông to, hạt chắc mẩy.

Cây lúa tăng khả năng chống rét, chống hạn, chống sâu bệnh. Hội Nông Dân làm dịch vụ phân bón Văn Điển chậm trả cho hội viên nhằm đưa loại phân bón tốt vào sản xuất để tránh mua phải phân giả, đồng thời tạo điều kiện cho họ giảm bớt khó khăn về vốn”.

Về hiệu quả của phân bón Văn Điển, ông Lê Hữu Thọ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nga Mi cũng có ý kiến đồng tình như vậy: “Phân bón NPK Văn Điển bón cho cây lúa chóng bén chân, tăng khả năng chịu rét, chịu úng, đẻ nhánh khỏe, bông to, hạt mẩy.

Bón cho ngô tránh bệnh chân chì huyết dụ, cây mập, lá xanh dày và tốt bền đến khi thu hoạch, bắp to, đẫy hạt. Bón cho rau cây con khỏe, mỡ lá, su hào củ to chắc, đỡ bị nứt củ, cải bắp cuốn chặt hơn”.

(Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội)

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất