| Hotline: 0983.970.780

Đất đai, hai cách đối xử

Thứ Ba 19/08/2014 , 10:15 (GMT+7)

Cùng là đất đai nhưng chính quyền địa phương đối xử với người sử dụng không công bằng, phân biệt quan với dân, trên với dưới nên đang gây ra nhiều bất bình.

ĐẤT CÔNG VỚI ĐẤT DÂN

Bà Đỗ Thị Ngọc Hoa, Trưởng phòng TN-MT quận Ô Môn (Cần Thơ), cho biết, ông Nguyễn Văn Hồng, PGĐ Sở TN-MT TP Cần Thơ, chiếm giữ 60 m2 đất công ở trung tâm quận, dựa vào hợp đồng mua đất của một dự án năm 1992. Nhưng dự án ấy sai phạm nên UBND TP Cần Thơ đã thu hồi để làm quỹ đất công, và nhiều lần quận Ô Môn yêu cầu ông Hồng trả đất mà chưa được.

Lấn chiếm đất công ở trung tâm quận còn có ông Trương Minh Hiền, làm việc ở Công an quận Ô Môn, lấn hơn 30 m2, xây căn nhà 2 tầng mặt tiền đường Nguyễn Trung Trực để cho thuê. Bà Lê Thị Tân An, cán bộ Phòng Quản lý đô thị quận, cũng lấn chiếm hơn 47 m2 đất công nhiều năm nay.

Còn đất của dân lại bị đối xử khác hẳn. Bà Trần Thị Ba ở khu vực Bình Lập, phường Phước Thới (Ô Môn), có 6.408 m2 bị nhà nước lấy năm 1989 để giao cho Xí nghiệp Cơ điện. Năm 1995, Xí nghiệp giải thể, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Bùi Hữu Trí ký công văn giao đám đất cho quận quản lý và chỉ đạo xem xét cấp trả lại cho bà Ba.

Hơn 20 năm qua, gia đình bà Ba yêu cầu quận thực hiện chỉ đạo ấy mà chưa được.

Trong lúc, UBND quận Ô Môn đem đám đất đó cho ông cán bộ hưu trí Trương Văn Khá “ở tạm”. Rồi ông Khá lại cho con trai là Trương Thành Được, cán bộ khu vực Bình Lập, xây căn nhà cấp 4, rộng 40 m2 để ở và sử dụng hơn 3.000 m2 trồng rau. Mới đây, ông Được cất thêm căn nhà cho vợ chồng của con gái ra riêng.

Cuối tháng 7/2014, cháu bà Ba thấy đất nhà mình bị cha con cán bộ chia nhau cất nhà trong lúc mình phải thuê nhà trọ, nên mua cây lá về cất chòi cũng tính để ở. Lập tức, chính quyền phường cho lực lượng công an đến cưỡng chế, tháo dỡ. Cháu bà Ba khóc lóc và lại phải quay về phòng trọ.

11-29-59_1208141
Căn chòi của gia đình bà Ba vừa dựng, đã bị cưỡng chế tháo dỡ

PHÂN LÔ BÁN NỀN

Giảng viên Lê Văn Ngọc tố cáo tiêu cực tiền bạc ở Trường Chính trị tỉnh An Giang khiến 9 cán bộ lãnh đạo bị kỷ luật, nhưng ông cũng khốn đốn khi bị vin cớ vào đất đai.

Ông có đám ruộng 3.962 m2, cho thuê canh tác nhưng người thuê không chịu trả nên kiện ra tòa. Tòa buộc người thuê đất phải trả và Chi cục Thi hành án dân sự TP Long Xuyên lập biên bản giao nhận tài sản thi hành án ngày 5/4/2012, xác định “toàn bộ khu đất ông Ngọc nhận là đất trống”.

Thế nhưng, kết luận thanh tra ký chỉ sau đó chục ngày, 16/4/2012, cho rằng đám đất ông đã phân lô, bán cho 6 hộ dân. Thực tế, đến nay đám đất vẫn trồng lúa và màu, tùy mùa.

Ông khiếu nại kết luận thanh tra và kiện ra tòa đều không được giải quyết, mà bị căn cứ kết luận thanh tra để khai trừ đảng. Rồi lại bị căn cứ quyết định khai trừ để “đình chỉ công việc giảng viên” và hiện nay, ông được Trường thông báo, tự đi tìm việc nếu không sẽ bị buộc thôi việc.

Trong lúc, thực sự đã san lấp ruộng vườn để phân lô bán nền thì gần với đất của ông Ngọc, có đến 27 khu. Một văn bản của Tỉnh ủy An Giang đã kết luận 27 khu ấy là “khu dân cư xây dựng trái pháp luật”. Chủ các khu dân cư ấy, hầu hết là các cơ quan dân - chính - đảng địa phương. Đến nay, mới xử lý hình sự 7 khu, còn 20 khu vẫn im lìm.

Trong 20 khu “trái pháp luật”, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy An Giang cũng có một khu rộng 4 ha, mở ra từ năm 2005, ở phường Mỹ Phước (TP Long Xuyên). Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Lê Viết Khoa là em rể của Hiệu trưởng Trường Chính trị Đỗ Thanh Nhã, người bị ông Ngọc tố cáo tiêu cực.

Xem thêm
Bà Nguyễn Huyền Anh làm Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh

QUẢNG NINH Ngày 16/4, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ.

Hồ Tha La phủ màu xanh cho đất

Hồ Tha La là một trong những công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh Tây Ninh, sau nhiều năm vận hành, công trình đã được đầu tư nâng cấp, đáp ứng đa mục tiêu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 1] Cây chết dần chết mòn vì thiếu nước

Khoảng 30ha rừng ngập mặn tại hai xã Nghĩa Lợi và Phúc Thắng (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) gần một tháng qua rơi vào tình trạng khô hạn, không có nước vào, ra.