| Hotline: 0983.970.780

Đất đang bị khai thác quá mức

Thứ Năm 05/09/2019 , 08:17 (GMT+7)

Các nhà khoa học vừa đưa ra cảnh báo trên nhằm lên án mạnh mẽ thực trạng của hành động hủy hoại bề mặt hành tinh của con người.

Báo động toàn cầu

Theo đó, các hoạt động của con người đã dẫn đến sự thoái hóa đất và sa mạc hóa bề mặt hành tinh và thậm chí đất bùn cũng trở nên khô kiệt. Rừng tự nhiên tiếp tục bị đốn hạ và cháy đã xua đuổi động vật hoang dã không còn đất sống.

Trong quá trình này, đất đai đã bị biến từ một loại vật chất chống biến đổi khí hậu trở thành một nguồn carbon chính. Các nhà khoa học cho rằng, việc lạm dụng này phải sớm chấm dứt để giảm bớt sự nóng lên Trái đất.

Cảnh rừng tự nhiên ở Indonesia bị phá để trồng cọ dầu

Những vùng đất không có thảm thực vật che phủ, giúp bảo vệ nhân loại tránh khỏi nhiệt độ là do thực vật hấp thụ khí CO2 từ không khí và cố định nó trong đất. Tuy nhiên mới đây, các nhà khoa học lại cho rằng, cung cách sản xuất, trồng trọt hiện nay đang thực sự làm tăng lượng khí thải CO2. Ước tính, có khoảng từ 25% đến 35% tổng lượng khí thải nhà kính hiện nay bắt nguồn từ việc lạm dụng đất thái quá.

Chưa kể đang âm thầm diễn ra một cuộc chiến tranh giành đất canh tác giữa nhiều khu vực để sản xuất nhiên liệu sinh học, cây lấy nhựa và sợi, gỗ, giấy và bột giấy rồi nhu cầu lương thực- thực phẩm cho dân số đang ngày một tăng.

Báo cáo cũng cho rằng, đã đến lúc chúng ta cần phải đưa ra những lựa chọn khó khăn về cách thức sử dụng đất trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt là nhu cầu thịt của con người đang gây áp lực lớn lên đất cũng như nạn phá rừng làm trang trại đã góp phần gây ra 50% lượng khí thải mêtan, một loại khí nhà kính khác.  

Dự kiến, cảnh báo này sẽ được trình lên Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên Hợp quốc với hi vọng sẽ đẩy vấn đề này nổi bật hơn trong các cuộc đàm phán sắp tới.

Chuyển đổi khó khăn

Hãy cùng tới miền đầm lầy phía đông nước Anh - một vùng đất thấp rộng lớn nhiều than bùn. Ở trạng thái tự nhiên, nó bão hòa với nước. Nhưng trải qua nhiều thế kỷ, 99% trong số đó đã bị con người bồi đắp để lấy đất canh tác. Chỉ 1% còn lại là đất đầm lầy là khu Wicken Fen, thuộc sở hữu của tổ chức thiện nguyện National Trust.

Như vậy có thể thấy diện tích ao đầm đã bị biến thành đất canh tác vẫn tăng lên và khi than bùn tiếp xúc với không khí, nó sẽ oxy hóa và tạo ra CO2…

Nông dân Charles Shropshire bên mô hình thử nghiệm ở Soham (Anh)

Nông dân trẻ, Charles Shropshire cho hay, anh đang lo ngại về việc thất thoát carbon trên các cánh đồng của mình, đồng thời khẳng định biến đổi khí hậu đang làm gián đoạn hoặc phá vỡ các bề mặt tự nhiên.

Hiện Charles đang áp dụng thử nghiệm mô hình “kỹ thuật canh tác tái sinh” như cày lật nông, giữ lại thảm thực vật bề mặt vào mùa đông và tưới nhỏ giọt. Ngoài ra, người nông dân này còn sẵn sàng thử nghiệm các ý tưởng của National Trust như làm ướt đất trong mùa đông hoặc trồng rêu sphagnum để giữ ẩm…

Tuy nhiên có một thực tế là nhiều nông dân khác lại không muốn thay đổi vì lợi nhuận  khi vẫn cố gắng tăng sản lượng bằng mọi cách. Điều này càng tác động tiêu cực đến đất đai trong dài hạn. Bằng chứng là lượng tiêu thụ dầu thực vật và thịt đỏ của nhân loại hiện đã tăng gấp đôi kể từ những năm 1960.

Các nhà khoa học cho rằng, vấn đề này khá nghiêm trọng và khó giải quyết, nhất là việc chuyển đổi dạng thức sản xuất như hiện nay sang kiểu bảo tồn lại liên quan đến việc tập huấn, truyền dạy cho khoảng nửa tỷ nông dân đang mỗi nơi mỗi kiểu.

Theo đó, muốn đạt được mục tiêu nhất thiết phải lưu ý đến việc bảo vệ rừng tự nhiên, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới. Tiếp đến là phải thay đổi chế độ ăn ít thịt đỏ và nhiều rau hơn; Bảo vệ lớp đất than bùn và khôi phục chúng nếu có thể; Trồng thêm cây xanh  để tạo ra năng lượng nhưng chỉ ở quy mô nhỏ; Phát triển mô hình nông lâm kết hợp nhiều hơn và cải tiến giống cây trồng…

Tuy nhiên cho dù có chuyển đổi bằng cách nào đi nữa thì các nhà khoa học vẫn cảnh báo rằng, những người nông dân nghèo nhất sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất bởi biến đổi khí hậu do họ ít có khả năng mua sắm, đầu tư công nghệ mới để chuyển đổi.

GS Jane Rickson thuộc ĐH Cranfield (Anh) nhìn nhận vấn đề này như sau: Nhiệt độ tăng và lượng mưa lớn hơn sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng xói mòn đất, đất bị nén chặt, thất thoát chất hữu cơ, mất đa dạng sinh học và sạt lở nhiều hơn…

Quá trình này là không thể đảo ngược. “Tôi hy vọng kết luận của IPCC sẽ đủ sức mạnh để thúc đẩy các nhà lãnh đạo và quản lý đất đai thực hiện các chính sách chuyển đổi bền vững nhằm giảm thiểu các rủi ro và thích ứng với khủng hoảng khí hậu.

 

(BBC, RT)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm