| Hotline: 0983.970.780

Đất trồng lúa miền Trung - Tây Nguyên chua nặng?

Thứ Hai 29/12/2014 , 09:54 (GMT+7)

Đất trồng lúa miền Trung, Tây Nguyên có đặc điểm chung là chua nặng (pH < 4,2), nghèo lân, rất nghèo các chất dinh dưỡng như canxi, magie, silic cùng các chất vi lượng thiết yếu cho cây lúa.

Nguyên nhân chính là do thời gian dài sử dụng các loại phân có tính chua, đạm SA, các loại phân NPK có hàm lượng lưu huỳnh cao, việc đốt rơm rạ và giảm sút phân hữu cơ...

Mặt khác, việc sử dụng phân khoáng ở đây còn bộc lộ nhiều tồn tại như: Chưa chú trọng việc bón phân lót thường tập trung sử dụng phân lân là chủ yếu, chưa cân đối đạm, kali và các chất trung, vi lượng.

Quan niệm cho rằng, cây lúa sau sạ giống ở thời kỳ đầu thường sử dụng dinh dưỡng ít nên tập trung vào bón thúc đẻ nhánh, bón đón đòng, bón nuôi đòng, nuôi hạt… Do sử dụng phân thúc nhiều đợt làm cho cây lúa đẻ nhánh kéo dài, nhánh vô hiệu cao, tiêu tốn nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt trong giai đoạn lúa làm đòng rất mẫn cảm với phân bón.

Bón phân vào lúc này, nếu nặng về đạm lúa chuyển sang hồi xanh (hồi xuân) sẽ phát triển rễ phụ, đẻ thêm nhành vô hiệu, xanh lá dẫn dụ sâu bệnh gây hại đặc biệt sâu cuốn lá nhỏ dẫn đến việc sử dụng thuốc BVTV tràn lan gây ô nhiễm môi trường, tăng chi phí.

Mặt khác, do hồi xanh nên khi hạt lúa chín dinh dưỡng từ lá chuyển về hạt không hết nên khi thu hoạch lá đòng vẫn còn xanh dẫn đến năng suất, chất lượng thấp.

Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy: Để đạt năng suất bình quân 8 tấn thóc/ha, cây lúa lấy đi từ đất khoảng 145 kg N, 60 kg P2O5, 150 kg K2O, 460 kg SiO2, 23 kg MgO, 20 kg CaO, 5 kg S, 2 kg Fe, 200 gr Zn, 150 gr B và 150 gr Cu/ha. Như vậy, lúa không chỉ cần NPK cân đối mà còn cần chất silic nhiều hơn gấp 3 lần đạm, cần magie, canxi, lưu huỳnh cùng các chất vi lượng…

Trong nhiều năm qua, các địa phương ở miền Trung, Tây Nguyên bà con nông dân do chưa hiểu biết đầy đủ về nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa cũng như điều kiện thổ nhưỡng nên thường sử dụng phân đơn hoặc NPK thông thường, không có các chất dinh dưỡng trung, vi lượng, cách bón phân còn nhiều hạn chế như bón nhiều đợt, bón chưa cân đối theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa đã làm tăng chi phí và hiệu quả trồng lúa thấp. Nghiêm trọng hơn là chất lượng lúa gạo giảm do tồn dư thuốc BVTV ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Để khắc phục những hạn chế trong canh tác lúa trên, nhiều năm qua Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển đã cho ra đời và cung ứng cho SX phân bón chuyên dùng đồng bộ từ bón lót đến bón thúc giúp cho bà con nông dân canh tác lúa có hiệu quả hơn. Đối với các tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa và các tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk, Đắc Nông, Gia Lai, Kon Tum sử dụng đồng bộ phân chuyên dùng Văn Điển cho canh tác lúa đạt hiệu quả kinh tế cao.

Chúng tôi xin hướng dẫn sử dụng phân bón Văn Điển cho cây lúa tại miền Trung, Tây Nguyên:

Phân bón ĐYT NPK ưu việt ở chỗ ngoài 3 chất dinh dưỡng đa lượng (NPK) cân đối còn có 4 chất dinh dưỡng trung lượng chiếm tỷ lệ cao như như vôi 8 -16%, magie 5 - 8%, silic 7 - 13%, lưu huỳnh 2% cùng 6 chất vi lượng.
Khi bón phân ĐYT NPK Văn Điển là cung cấp cho cây lúa cùng một lúc đầy đủ 13 chất dinh dưỡng mà các loại phân bón đơn, phân NPK thông thường không có, sử dụng đồng bộ từ phân bón lót đến phân bón thúc ĐYT NPK Văn Điển theo hướng dẫn thì không cần bón thêm bất kỳ loại phân nào khác nữa.

Phân bón chuyên dùng Văn Điển được gọi là phân đa yếu tố (ĐYT) NPK chuyên dùng gồm có phân bón lót và phân bón thúc.

- ĐTY NPK 10.12.5 chuyên dùng bón lót có hàm lượng N = 10%, P2O5 = 12%, K2O = 5%, CaO = 16%, MgO = 8%, SiO2 = 13%, S = 2% cùng các chất vi lượng B, Zn, Fe, Cu, tổng hàm lượng dinh dưỡng lên đến 66% (trong đó các chất trung vi lượng chiếm 39%).

- ĐYT NPK 16.5.17 chuyên dùng bón thúc có hàm lượng dinh dưỡng: N = 16%, P2O5 = 5%, K2O = 17%, CaO = 8%, MgO = 5%, SiO2 = 7%, S = 2% và các chất vi lượng B, Zn, Fe, Cu, tổng hàm lượng dinh dưỡng lên đến 60% (trong đó các chất trung vi lượng chiếm 22%).

- Phân bón lót ĐYT NPK 10.12.5 dùng bón trước khi sạ giống có tỷ lệ cân đối NPK đặc biệt có hàm lượng lân và các chất trung, vi lượng chiếm tỷ lệ cao đến 55% đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cây lúa ăn ở giai đoạn làm đòng.

Đồng thời chất vôi chiếm 16% có tác dụng khử chua, ém phèn, điều hòa pH đất, cung cấp một phần canxi cho cây lúa. Các chất magie, lưu huỳnh nâng cao hiệu suất quang hợp, tổng hợp chất khô. Chất silic chiếm đến 13% có tác dụng tăng cường sự kết cấu vững chắc của bẹ thân lá nâng cao sức chống chịu sâu bệnh, tăng khả năng chống hạn, chống đổ ngã. Các chất vi lượng giúp cho cây lúa tổng hợp nhanh các vitamin nâng cao chất lượng gạo.

Như vậy, bón phân ĐYT NPK Văn Điển chuyên dùng lót là: “Để dành” phân trong đất cho lúa ăn giai đoạn làm đòng thay vì bón phân thúc nhiều đợt, hạn chế cây lúa hồi xanh, không dẫn dụ sâu bệnh đến gây hại.

Phân ĐYT NPK 16.5.17 chuyên dùng bón thúc có tỷ lệ đa lượng NPK là 38% và tỷ lệ trung, vi lượng là 22% đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng cho cây lúa ở thời kỳ đẻ nhánh. Sau sạ giống khoảng 10 - 12 ngày cây lúa có 2 - 3 lá dùng một lượng nhỏ phân bón thúc “để nhử” cây con bắt phân phát triển khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh sau sạ khoảng 20 - 25 ngày thì bón hết lượng phân thúc cả vụ.

Lúc này dinh dưỡng sẽ tập trung cho đẻ nhánh, đâm chồi ra lá mới tăng chiều cao cây, tích lũy dinh dưỡng để chuyển sang giai đoạn làm đòng. Như vậy người trồng lúa không phải bón đón đòng, nuôi đòng, nuôi hạt nữa mà lúa vẫn đủ ăn cả vụ, cây khỏe, ít sâu bệnh, đạt năng suất cao và chất lượng tốt, giảm chi phí đầu tư, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Cách sử dụng:

Vụ Đông Xuân

Thời kỳ bón

Liều lượng bón (kg/ha)

Cách bón

Bón lót

(Trước sạ giống)

+ Phân hữu cơ

+ 500 – 600 kg NPK 10.12.5

Rải đều phân trên mặt luống (ném chìm hoặc cào vùi) trước khi sạ giống

Thúc 1

+ 80 - 100 kg NPK 16.5.17

Bón sau sạ giống 10-12 ngày (Lúa có 2,5 – 3 lá) giữ nước nông mặt ruộng

Thúc 2

+ 280 – 300kg NPK 16.5.17

+ Lúa lai bón tăng từ 40- 50 kg

Bón sau sạ giống 20-25 ngày khi lúa bắt đầu đẻ nhánh, giữ nước nông mặt ruộng

Vụ Hè Thu

Bón lót

(Trước sạ giống)

+ Phân hữu cơ

+ 500 – 600 kg NPK 10.12.5

Rải đều phân trên mặt luống (ném chìm hoặc cào vùi) trước khi sạ giống

Thúc 1

+ 80 - 100 kg NPK 16.5.17

Bón sau sạ giống 8-10 ngày (Lúa có 2,5 – 3 lá) giữ nước nông mặt ruộng

Thúc 2

+ 260 – 280kg NPK 16.5.17

+ Lúa lai bón tăng từ 30-40 kg

Bón sau sạ giống 18-20 ngày khi lúa bắt đầu đẻ nhánh, giữ nước nông mặt ruộng

 

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 1] 10 năm chinh phục chim yến

Hơn 10 năm dấn thân vào ngành yến, anh Trần Tuấn Anh đã xây dựng được công ty và thương hiệu yến quy mô tại Bình Phước.

Không để dịch bệnh tái phát lây lan trên đàn vật nuôi

AN GIANG Nhờ chủ động tiêm phòng vacxin đã giúp đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh An Giang hạn chế được các loại dịch bệnh nguy hiểm.

Tưới tiết kiệm: Khó khăn trước mắt, lợi ích dài lâu

Đầu tư cho hệ thống tưới tiết kiệm có thể tốn kém trước mắt cho nhà nông, song sẽ mang lại nhiều lợi ích dài lâu.

Bình luận mới nhất