| Hotline: 0983.970.780

Dấu ấn khuyến nông Nghệ An

Thứ Ba 03/02/2015 , 09:05 (GMT+7)

Được sự quan tâm của Trung tâm KNQG, các ban ngành cấp tỉnh, nhất là UBND tỉnh và Sở NN-PTNT nên hoạt động khuyến nông tại Nghệ An đã có nhiều khởi sắc.

Ông Nguyễn Quý Linh, GĐ Trung tâm Khuyến nông Nghệ An, đánh giá về hoạt động năm qua của đơn vị mình.

Năm qua, Trung tâm KN Nghệ An đã triển khai xây dựng 29 mô hình khuyến nông. Trong đó lĩnh vực trồng trọt 8 mô hình; lĩnh vực chăn nuôi 2 mô hình, lâm nghiệp 5 mô hình, ngư nghiệp mô hình...

Có thể nói 100% mô hình đều thành công trên cả 2 tiêu chí năng suất và chất lượng sản phẩm, đồng thời đưa lại hiệu quả kinh tế thiết thực và được các địa phương ghi nhận và đánh giá cao.

Cụ thể là mô hình thâm canh lúa cải tiến (SRI) được triển khai trên diện tích 10 ha tại địa bàn 2 huyện Nghi Lộc và Quỳ Hợp. Năng suất lúa cao hơn bình quân từ 15 - 20%. Tại Nghi Lộc, nhờ tiết giảm đầu vào từ giống, phân bón, nước và thuốc BVTV mà năng suất vẫn đạt 8 tấn/ha/vụ nên lãi cao hơn lúa đại trà 6,5 triệu đồng/ha.

Mô hình SX rau an toàn theo hướng VietGAP triển khai tại 4 đơn vị cấp huyện là Nam Đàn, Đô Lương, Hưng Nguyên và TP Vinh đều cho thu nhập từ 50 - 110 triệu đồng/ha/vụ, giúp nông dân tăng thu nhập từ 20 - 62%.

Trong đó mô hình SX dưa chuột tại xã Xuân Lâm, Nam Đàn với quy mô 2 ha cho năng suất 30 tấn/ha. Thương lái thu mua tại ruộng 8.000 đồng/kg thu về 240 triệu đồng, trừ các chi phí lãi ròng 110 triệu đồng/ha/vụ. Tại Đô Lương, mô hình trồng bí xanh và cà chua 2 ha cho năng suất bí xanh đạt 56 tấn/ha/vụ, cà chua 41 tấn/ha/vụ...

Mô hình chăn nuôi gà thịt giống mới theo hướng GAP triển khai tại 8 huyện tỷ lệ sống 95%, chỉ sau 2 tháng trọng lượng bình quân từ 2,2 - 2,3 kg/con lãi tăng 17% so với các nuôi thông thường.

Lĩnh vực khuyến ngư cũng triển khai 9 mô hình, trong đó 5 mô hình được Trung tâm KNQG cấp kinh phí. Riêng mô hình ứng dụng máy dò ngang chỉ sau 6 chuyến đi biển (mỗi chuyến chỉ 5-7 ngày) đã cho hiệu quả rõ rệt 22 tấn sản phẩm/chuyến, trừ các chi phí đã cho lãi ròng 518 triệu đồng. Nhờ đó thu nhập bình quân của ngư dân từ 10 triệu đồng/người/tháng lên 18,5 triệu đồng/người/tháng...

Mô hình nuôi cua thương phẩm tại các vùng nuôi tôm kém hiệu quả thuộc địa bàn các huyện Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Diễn Châu đều đạt hiệu quả không kém nuôi tôm. Chỉ trong 1 vụ sau khi trừ chi phí vẫn đạt lãi ròng 386 triệu đồng/ha...

"Rõ ràng công tác tổ chức xây dựng mô hình SX mang lại hiệu quả kinh tế cao đã khiến bà con nông dân và chính quyền các địa phương đã chủ động đưa vào kế hoạch SX để người dân tự giác nhân rộng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế trong từng mùa vụ của mình". Ông Linh khẳng định.

Ông Hồ Hồng Quế, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Nam Đàn cũng cho biết: Năm qua, huyện làm một số mô hình khuyến nông đạt hiệu quả cao như mô hình SX rau VietGAP, nuôi gà thịt theo hướng GAP...

Nhưng làm xong bà con nông dân chưa dám nhân rộng vì mô hình diện tích 1-2 ha cho thu nhập cao nhưng nhân ra diện rộng lại không có thị trường tiêu thụ. Bởi vậy, cần thúc đẩy các doanh nghiệp liên kết với nông dân thông qua việc ký cam kết bao tiêu sản phẩm thì bà con mới yên tâm khi nhân rộng.

Ngược lại với cách nhìn nhận nói trên, có ý kiến cho rằng, thay vì làm mô hình dàn trải, chỉ nên tập trung xây dựng các mô hình khuyến nông vào những sản phẩm chủ lực có thương hiệu của địa phương trước, sau đó mới mở rộng ra các lĩnh vực khác.

Bằng chứng là từ nhiều năm nay, ở huyện Quỳ Hợp đã và đang có tổng diện tích thâm canh các giống cam Vân Du, Xã Đoài, BH và V2 mang lại thu nhập rất lớn cho các chủ vườn. Hàng trăm nhà vườn trồng cam đã có thu nhập từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ha/năm.

"Trong phạm vi nguồn kinh phí dành cho khuyến nông còn hạn hẹp, năm 2015 Trung tâm KN Nghệ An bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền các mô hình triển khai thành công trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Không nên chạy theo số lượng mô hình mà phải lựa chọn những mô hình có hiệu quả kinh tế cao, được nhiều địa phương quan tâm. Nó vừa để lại dấu ấn của khuyến nông vừa có tác dụng tuyên truyền mạnh mẽ để người dân tự giác thay đổi nhận thức từ đó chủ động và tự bỏ tiền vào đầu tư nhân rộng", ông Hồ Ngọc Sỹ.

Cam Quỳ Hợp đã góp phần quan trọng trong việc khẳng định thương hiệu “Cam Vinh”, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Tuy nhiên giá bán cam chọn tại vườn chỉ trên dưới 45.000 đồng/kg, bằng 2/3 so với giá bán trên thị trường. Rõ ràng giá bán của “Cam Vinh” còn thấp so với giá trị thực của nó.

Để tăng giá trị thu nhập cho người trồng cam rất cần làm các mô hình sản xuất cam theo hướng VietGAP để vừa kiểm soát chặt chẽ đầu ra, đảm bảo lòng tin cho người tiêu dùng thì chắc chắn sẽ nâng cao giá bán của sản phẩm, chống sự trà trộn của các sản phẩm cam không rõ nguồn gốc khác.

Tin rằng mô hình này SX cam theo hướng VietGAP sẽ tạo điều kiện cho các chủ vườn tự bỏ vốn ra nhân rộng thì sẽ rất có hiệu quả.

Ông Hồ Ngọc Sỹ, GĐ Sở NN-PTNT Nghệ An ghi nhận: Năm 2014, Trung tâm KN của tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với 22 Trạm KN cấp huyện xây dựng được rất nhiều mô hình khuyến nông - lâm - ngư thành công, đem lại hiệu quả cao cho các địa phương học tập.

Tuy nhiên trong quá trình làm mô hình cũng xuất hiện một số bất cập. Thứ nhất là việc triển khai nhân rộng mô hình chưa nhiều.

Thứ hai là có địa phương tích cực nhân rộng lại không có thị trường tiêu thụ.

Hai vấn đề này phải được xem xét một cách nghiêm túc để tìm biện pháp giải quyết sớm và triệt để nhằm đưa công tác khuyến nông đi vào chiều sâu và ngày càng bền vững.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm