| Hotline: 0983.970.780

Đậu bắp - 'thần dược' cho người mỡ máu

Chủ Nhật 15/07/2018 , 07:30 (GMT+7)

Khi bị chứng mỡ máu thì vấn đề điều chỉnh chế độ ăn uống là giải pháp điều trị hiệu quả nhất. Chính vì vậy câu hỏi máu nhiễm mỡ cần ăn gì là thắc mắc của nhiều người.

Câu trả lời là cần ăn nhiều rau hoa quả, tránh ăn mỡ và các tạng phủ của động vật, kể cả da gà. Trong số nhiều loại rau quả ấy được khuyên dùng hiện nay, đậu bắp được xem là thần dược cho người giảm cân, máu nhiễm mỡ. Bởi trên nhiều kết quả nghiên cứu khoa học Đông, Tây đều cho rằng đậu bắp có tác dụng tuyệt vời trong điều trị máu nhiễm mỡ.

507115194163101110

Thật vậy, đậu bắp hay còn được gọi là mướp tây, là quả non có thể dùng để luộc, hấp, xào, nấu canh rất ngon và bổ dưỡng. Trong đậu bắp có chứa tới 21mg vitamin C, 2g protein, 60 mg magie, 229 mg kali, 3g chất xơ, 33 calo, 8 g carbonhydrate, 0.2g chất béo.

Theo các nghiên cứu khoa học thì cứ 1 chén đậu bắp nấu chín có thể cho 4g chất xơ. Chính vì vậy, sử dụng đậu bắp trong điều trị mỡ máu là thích hợp. Chất xơ trong trái đậu bắp này làm giảm lượng mỡ trong hệ thống tiêu hóa, giúp đường hấp thu vào máu chậm. Các chất xơ giúp ta có cảm giác no và làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể.

Vậy chứng máu nhiễm mỡ cần ăn gì ở đậu bắp, cụ thể là có thể dùng đậu bắp luộc, hấp hay nướng để ăn hàng ngày. Bên cạnh chất xơ thì các vitamin C trong đậu bắp còn giúp kích thích hệ tiêu hóa, chuyển hóa năng lượng và giải phóng mỡ thừa nhanh hơn, giảm cholesterol và triglyceride hiệu quả.

Tuy nhiên với những người bị máu nhiễm mỡ, sử dụng đậu bắp nên chú ý đến cách chế biến để cơ thể hấp thu được lượng chất xơ nhiều hơn. Cụ thể là dùng đậu bắp có thể chế biến bằng luộc, hấp hoặc làm nước đậu bắp uống hàng ngày. Chuẩn bị ba trái đậu bắp tươi cùng một lý nước lọc. Đậu bắp đem cắt bỏ hai đầu rồi ngâm vào ly nước để qua đêm. Sáng hôm sau trước khi ăn 30 phút bạn hãy lấy đậu bắp ra rồi uống nước đó. Nước đậu bắp này có tác dụng kích thích tiêu hóa, làm chậm qúa trình hấp thụ máu và chất béo vào máu. Sử dụng nước đậu bắp thường xuyên là cách điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả được nhiều người áp dụng. Chính bởi những công dụng tuyệt vời này, đậu bắp được xem là thực phẩm cho người bị máu nhiễm mỡ.

Bên cạnh sử dụng đậu bắp thì hiện nay nhiều bệnh nhân bị máu nhiễm mỡ cũng sử dụng lá sen uống nước hàng ngày. Lá sen đun sôi sẽ có các hoạt chất giúp giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt. Kiên trì áp dụng với liều lượng vừa phải sẽ nhanh chóng đẩy lùi máu nhiễm mỡ.

Dưới đây xin giới thiệu một số món ăn vị thuốc đơn giản hiệu quả như:

* Chữa bệnh tiểu đường có biểu hiện miệng khô khát, cầu khó: Đậu bắp non hấp cơm hoặc luộc chấm mắm thường xuyên.

* Chữa phong thấp nhức mỏi: Hái cả cây già đậu bắp phơi khô sắc uống.

* Chữa chứng tiểu đục cây tươi 100-150g sắc nước uống thường xuyên.

* Chữa táo bón: Đậu bắp thái lát phối hợp rau đay nấu canh cua ăn thường xuyên.

* Chữa chứng ra mồ hôi hạt: Đậu bắp già sao vàng sắc nước uống.

* Chữa gút (thống phong):  Lấy từ 200-300g trái đậu bắp luộc ăn thường xuyên.

* Hạt đậu bắp già khô có thể ép lấy dầu ăn, bã làm thức ăn gia súc.

* Giúp tóc xanh, bóng mượt: Cắt đậu bắp thành những miếng nhỏ rồi đun sôi và để nguội. Sau đó, trộn nước đậu bắp với nước cốt chanh rồi thoa lên mái tóc như là hỗn hợp dầu gội đầu. Khoảng 20 phút sau thì gội đầu với nước sạch.

* Trị viêm đường tiết niệu (biểu hiện tiểu tiện khó khăn): Dùng quả đậu bắp non thái mỏng nấu ăn trong bữa cơm.

* Chữa ho hay viêm họng: Lấy lá và rễ cây đậu bắp thái nhỏ phơi khô. Ngày sắc 10 - 16g, lấy nước uống hoặc hãm uống thay trà hay súc miệng.

* Món canh trị đái tháo đường: Nguyên liệu gồm đậu bắp 2 quả, lá sa kê non 1/2, đọt ổi 5 cái, đậu hũ non 1 miếng, muối vừa đủ. Đậu bắp cắt khúc, lá sa kê thái sợi, đọt ổi non rửa sạch, đậu hũ cắt miếng vừa ăn. Bắc nồi nước lên bếp đun to lửa đến sôi già, cho đậu hũ và đậu bắp vào, khoảng 2 phút sau cho lá sa kê và đọt ổi, nêm gia vị vừa miệng, ăn nóng với cơm.

Cần lưu ý: Do đậu bắp có tính mát, những ai hay bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy không nên dùng đậu bắp và khi chế biến, nên nấu chín ở nhiệt độ thấp, vừa phải nhằm bảo toàn nguồn dinh dưỡng.

(Kiến thức gia đình số 28)

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.