| Hotline: 0983.970.780

Dấu chân phủ kín xã, phường

Thứ Sáu 21/06/2019 , 08:28 (GMT+7)

Đối với nhà báo thì “ngoài đường chính là cơ quan”. Nghề báo là nghề của những người đi và viết. Muốn có tư liệu viết và viết hay, viết chính xác thì phải xách ba lô đi.

Đến với nghề báo tôi tự hào là được đi rất nhiều nơi. Có những chuyến đi rất xa và dài ngày mà nếu không làm báo thì có thể tôi đã không có cơ hội đặt chân đến: Đó là Trường Sa.
 

Ăn bờ, ngủ bụi

Đã chọn nghề báo là phải chấp nhận đi, ăn bờ, ngủ bụi. Mà muốn len lỏi mọi ngõ ngách ở nông thôn thì phải đi xe máy mới cơ động được, thậm chí là phải biết đi xuồng ba lá, biết lội, biết qua cầu tre lắc lẻo, gập gềnh. Đi không chỉ để lấy tư liệu mà mỗi chuyến đi là một lần trải nghiệm, tích lũy thêm vốn sống cho bản thân.

14-06-34_1den_voi_nghe_bo_toi_tu_ho_l_du_chn_minh_d_in_dm_o_nong_thon_tu_vung_su_vung_x_cho_den_bien_gioi_hi_do_3
Đến với nghề báo, tôi tự hào là dấu chân mình đã in đậm ở nông thôn, từ vùng sâu, vùng xa, cho đến biên giới, hải đảo.

Những cái tin, bài viết mà phóng viên không đi thực tế, không gặp được người trong cuộc, người có trách nhiệm… là bạn đọc sẽ nhận ra ngay. Vì nó thiếu hơi thở của cuộc sống. Còn nhớ cách đây mấy năm, một cơ quan báo lớn nọ đưa cái tin rất "hot": “Bố chồng dan díu với con dâu nhưng không may cho cả hai, khi bị đi dính chặt vào nhau, người nhà phải trùm mền đưa vào bệnh viện nhờ giải cứu”. Tin có dẫn nguồn lời vị giáo sư, bác sỹ nọ, có địa chỉ hẳn hoi.

Ngay sau đó, hàng loạt tờ báo ăn theo. Thậm chí có phóng viên còn mở đầu bài viết với những dẫn chứng không thể thật hơn. “Khi chúng tôi đến nơi tìm hiểu sự việc, bà con trong xóm… còn chưa hết xôn xao, bàn tán. Rồi bà A., ông B. cho biết thêm…”.

Và cũng liền sau đó, cơ quan quản lý báo chí đã ra quyết định xử phạt hơn chục tờ báo về vụ này, vì đưa tin sai sự thật, còn nhà báo thì bị rút thẻ, treo bút. Lúc này, bạn đọc mới vỡ lẽ đó chỉ là câu chuyện phiếm được kể tại bàn nhậu và nhà báo có mặt ở đó đã ghi âm lại. Kể lại sự việc trên để thấy cái tại hại của những bài báo “được viết ra từ phòng lạnh” và là một bài học để đời cho những nhà báo không đi mà vẫn viết.

Hơn mười năm tôi làm phóng viên thường trú tại Kiên Giang, có thể tự hào là dấu chân mình đã in đậm ở nông thôn, từ vùng sâu, vùng xa, cho đến biên giới, hải đảo. Dịp tết vừa rồi, tôi đã vượt gần 250km đường biển để đến với Thổ Chu, xã đảo xa xôi cách trở nhất của tỉnh Kiên Giang, phủ kín dấu chân ở tất cả 145 xã, phường, thị trấn của tỉnh.

14-06-34_1den_voi_nghe_bo_toi_tu_ho_l_du_chn_minh_d_in_dm_o_nong_thon_tu_vung_su_vung_x_cho_den_bien_gioi_hi_do_2
Tác giả trong một chuyến công tác.

Có rất nhiều lý do khiến tôi xách ba lô đi. Đi để cảm nhận niềm vui trúng mùa được giá của bà con nông dân. Đi để ghi nhận sự đổi thay của bộ mặt nông thôn mới. Đi để chia sẻ với nông dân về những khốc liệt của thiên tai mưa bão, hạn hán, biến đổi khí hậu, dịch bệnh. Đi điều tra theo đơn thư bạn đọc về một vụ lừa đảo nhắm vào nông dân; vụ vật tư phân, thuốc giả, giống kém chất lượng dẫn đến thất mùa...

Có những chuyến đi về đầy ắp tư liệu, đầy tính thời sự, ngòi bút cứ tuân trào. Có những chuyến đi rồi trăn trở mãi, chẳng thể xác định ai đúng, ai sai, như “cuộc chiến tranh chấp mặn - ngọt giữa cây lúa và con tôm”.

Canh tác kiểu da beo, ruộng lúa, vuông tôm của hai hộ nông dân sát nhau thì ai cũng bị thiệt hại. Thiếu nước mặn thì tôm nuôi không phát triển nhưng đưa mặn vào thì thấm qua lúa chết. Nông dân với nhau cả, ai cũng vì cuộc sống mưu sinh, cũng thất một vụ mùa là nghèo đói, trắng tay, lấy gì mà đền bù.

14-06-34_2tc_gi_trong_chuyen_cong_tc_ti_vung_trnh_chp_lu_-_tom_ben_nhung_bui_lu_chet_kho_vi_nhiem_mn
Tác giả trong chuyến công tác tại vùng tranh chấp lúa - tôm, bên những bụi lúa chết khô vì nhiễm mặn.

Cũng có chuyến đi rồi trở thành xứ giả của “hòa bình”. Năm đó, một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đưa giống lúa lai về bán cho nông dân canh tác trên nền đất nuôi tôm ở vùng U Minh Thượng. Trên bao giống chỉ hướng dẫn cách gieo sạ, trong khi tập quán nông dân ở đây là gieo cấy bằng giống lúa mùa dài ngày. Họ tỉa mạ trên bờ nhưng năm đó ít mưa, đến khi nhổ xuống cấy được thì đã gần tháng rưỡi, cây lúa đã đứng cái. Thế là, cây mạ vừa ôm đòng vừa đẻ nhánh. Cuối vụ, ruộng lúa trổ chín bất thường, phân thành mấy tầng, thất mùa.

Nông dân đổ lỗi cho doanh nghiệp bán giống kém chất lượng đòi bồi thường. Còn doanh nghiệp thì cho rằng nông dân canh tác không theo quy trình hướng dẫn, họ chỉ hỗ trợ một phần chứ không bồi thường. Bên nào cũng căng, ngành nông nghiệp làm việc, hòa giải mấy lần chưa xong.

Thế rồi, cả doanh nghiệp và nông dân đều gọi điện cho nhà báo nhờ can thiệp. Trở thành người ở giữa bất đắc dĩ, tôi đề xuất phía doanh nghiệp hỗ trợ một phần kinh phí để nông dân trang trải cuộc sống và toàn bộ lúa giống cho vụ sau, cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn canh tác. Thế là hai bên đồng ý, vụ sau lại trúng mùa, doanh nghiệp và nông dân lại gắn kết bền chặt.

Cũng có chuyến đi thành kỷ niệm nhớ đời. Thời chưa có phong trào xây dựng nông thôn mới, ở Đồng bằng sông Cửu Long cầu khỉ rất nhiều. Lần đó, tôi xuống huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang để viết về mô hình chuyển đổi lúa - tôm hiệu quả.

Để gặp được nông dân thì phải qua cây cầu khỉ bắc sơ xài bằng vài cây tre, tay vịn chỉ là cây trúc nhỏ. Khi đi đến giữa thì cầu lắc lư như đưa võng, thế là lọt bùm xuống sông. Tôi biết bơi nên không chết đuối nhưng trong ba lô nào là laptop, máy ảnh, máy ghi âm, điện thoại di động… Ngâm nước mặn thế là xong. Cộng hết lại cũng lên đến vài chục triệu đồng, phải mất cả năm tích lũy mới mua sắm lại được.
 

Đi Trường Sa

Đầu tháng 5 vừa rồi tôi nhận quyết định cùng đoàn công tác số 11 đi thăm, động viên cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trên quần đảo Trường Sa và Nhà dàn DK1. Đây là chuyến công tác xa nhất, đi lâu nhất và dài ngày nhất trong cuộc đời làm báo của tôi.

Nhìn trên bản đồ, hải trình như một hình tam giác ngược, xuất phát từ cảng quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa), đi qua các đảo chìm, đảo nổi và nhà dàn, với tổng chiều dài gần 2.000km. Chuyến đi vào những ngày thời tiết đẹp, ít sóng gió, đi trên con tàu lớn và hiện đại KN 490. Thế nhưng, đêm đầu tiên trên biển nhiều người vẫn không ngủ được, không phải ai cũng say sóng, mà cứ lâng lâng một cảm giác rất khó tả.

14-06-34_3tc_gi_trong_chuyen_cong_tc_di_truong_s_chuyen_di_x_nht_lu_nht_v_di_ngy_nht_nhieu_ky_niem_nht_cu_nghe_lm_bo_1
Tác giả trong chuyến công tác đi Trường Sa, chuyến đi xa nhất, lâu nhất và dài ngày nhất, nhiều kỷ niệm nhất của nghề làm báo.

Cảm giác ấy đến từ sự cảm nhận chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, từ thân phận nhỏ bé, mong manh của con người giữa biển Đông mênh mông trùng khơi.

Những cái tên mới nghe một lần đã ăn sâu trong trí nhớ: Song Tử Tây, Sơn Ca, Đá Nam, Đá Lớn, Nam Yết, Sinh Tồn, Cô Lin, Đá Đông, Đá Lát, Trường Sa Lớn… là những hòn đảo mà tôi đã đặt chân lên. Từ đây, có thể phóng tầm mắt nhìn thấy đảo Song Tử Nam, Gạc Ma… đã bị nước ngoài chiếm đóng, bồi đắp, xây dựng trái phép, mà cảm giác đau thắt lòng, như cơ thể mình bị chia cắt.

Trên đảo, thứ gì ta cũng cảm thấy quý, từ cỏ cây, rau xanh, nước ngọt, đến vỏ sò, vỏ ốc hay những hòn đá vô tri. Dạo quanh đảo, ai cũng muốn nhặt cho mình những hòn đá cuội, những nhánh san hô mang về để làm kỷ niệm. Nhưng rồi tử nhủ, “mọi người góp đá xây Trường Sa, mình lại mang về”, nên lại bỏ xuống. Thấy một bông bàng vuông nở, ai cũng lấy máy ra chụp vài kiểu để làm kỷ niệm chứ không nỡ bẻ cho riêng mình. Rồi những con heo, đàn vịt biển, những chú chó nuôi - “quân khuyển” - chạy ra quấn quýt, nhiều người vuốt ve như thú cưng của nhà.

Những con người bình dị tôi gặp các trên đảo, như chú lính, anh giáo viên, hộ gia đình ngư dân, một vị sư thầy… là cột mốc sống khẳng định chủ quyền, quyền tài phán và ý chí quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn của tổ quốc. Cho dù cuộc sống trên đảo còn nhiều khó khăn thiếu thốn, giao thông đi lại còn cách trở nhưng họ luôn “Đoàn kết - nghĩa tình - lập công - chiến thắng”.

14-06-34_3tc_gi_trong_chuyen_cong_tc_di_truong_s_chuyen_di_x_nht_lu_nht_v_di_ngy_nht_nhieu_ky_niem_nht_cu_nghe_lm_bo_3
Đi Trường Sa là chuyến công tác xa nhất, đi lâu nhất và dài ngày nhất trong cuộc đời làm báo của tác giả.

Cảm động nhất trong chuyến đi Trường Sa của tôi chính là lễ tưởng niệm những chiến sỹ Hải quân Việt Nam hy sinh trong trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma và những anh hùng liệt sỹ hy sinh tại quần đảo Trường Sa. Khi những cái tên, những tấm gương hy sinh cao cả của các anh được xướng lên, ai cũng cúi đầu rưng rưng nước mắt, cảm phục. Mỗi cánh hoa, mỗi con hạc giấy được thả xuống biển để tưởng nhớ các anh luôn mang theo khát vọng hòa bình, ước vọng vươn xa, bay cao của dân tộc.

Tại buổi lễ tổng kết chuyến công tác, các thành viên đã đề xuất các giải pháp, đóng góp nhiều ý kiến nhằm góp phần nâng cao đời sống cho quân và dân trên đảo. Anh Dư, của đoàn Điện lực Việt Nam đề xuất đưa cây sa kê ra đảo trồng, vì cây này có thể chịu được thời tiết khắc nghiệt, trái có thể thu hoạch làm lượng thực.

“Chúng ta có 63 tỉnh, thành và nhiều tập đoàn kinh tế lớn, nếu Chính phủ giao cho mỗi đơn vị tài trợ, đóng góp xây dựng một công trình trên đảo thì sẽ có nhiều công mới mọc lên. Về điện và nước ngọt cho sinh hoạt trên đảo, làm cuộc vận động các hộ dân đóng góp 100 đồng thông qua số mỗi kwh điện hay mỗi m3 nước tiêu thụ hàng tháng để mua thiết bị lọc nước, làm điện mặt trời, điện gió…” Đó là đề xuất của cá nhân tôi đã được lãnh đạo đoàn công tác ghi nhận và tôi tin rằng nếu được triển khai sẽ được nhiều người hưởng ứng.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm