| Hotline: 0983.970.780

Dầu cọ: Cuộc chiến nhiều tỷ đô

Thứ Hai 25/03/2019 , 10:10 (GMT+7)

Indonesia và Malaysia, hai quốc gia sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới vừa bị Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố loại bỏ khỏi danh mục nhập khẩu mặt hàng này, ngay lập tức đã dấy lên một cuộc chiến tranh thương mại mới.

Thu hoạch cọ dầu tại Malaysia


Chuyển từ cọ dầu sang sầu riêng

Hiện Malaysia thì chưa có giải pháp lâu dài nào nhưng vị Tổng thống quốc gia láng giềng  Indonesia Joko Widodo thì đã có đáp án là “chuyển đổi từ cọ dầu sang sầu riêng”. Báo SCMP dẫn lời ông Widodo phát biểu trước đông đảo nông dân trong một sự kiện hôm 19/3 ở thủ đô Jakarta, nhà lãnh đạo quốc gia trên 270 triệu dân cho hay, chuyển đổi sang cây sầu riêng sẽ mang lại thêm lợi nhuận do nhu cầu mặt hàng này tại Trung Quốc tiếp tục tăng cao.

Theo Bloomberg, năm 2017, lượng nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc là 350 ngàn tấn, tăng 15%, tương đương 510 triệu USD. Trong đó gần 40% có xuất xứ từ Thái Lan, nước sản xuất sầu riêng lớn nhất thế giới. “Sầu riêng của chúng ta rất ngon lại có tới ba loại cơm vàng, đen và đỏ nhưng các khâu kỹ thuật quản lý dịch hại cũng như bảo quản, sơ chế sau thu hoạch chưa tốt nên tính cạnh tranh kém”, ông Widodo nói.

Bình luận của nhà lãnh đạo Indonesia được loan đi ngay sau khi Ủy ban châu Âu thông qua dự luật loại bỏ dầu cọ khỏi danh mục nhập khẩu dùng làm nhiên liệu sinh học đến năm 2030. Trước đó, cơ quan này cũng kết luận, hoạt động trồng cọ dầu để chế xuất xà bông, phụ liệu bánh kẹo và bơ thực vật là nguyên nhân thoái hóa đất canh tác. Ông Widodo cho biết, đây là một kết luận đầy thành kiến, rất đáng quan ngại trong quan hệ giữa Jarkata và EU, đồng thời lên tiếng sẽ xét lại quan hệ song phương với một số quốc gia thuộc EU, một khi Nghị viện châu Âu không có thái độ dứt khoát liên quan đến vấn đề dầu cọ trong vòng hai tháng tới. 
 

Khởi kiện và trả đũa

Theo chuyên gia đàm phán Iman Pambagyo, tổng giám đốc Phòng Ngoại thương (Bộ Thương mại Indonesia), kể từ khi Indonesia và EU thiết lập quan hệ đối tác toàn diện đến nay thì vấn đề dầu cọ là tốn nhiều giấy mực và thời gian nhất. 

“Chỉ tính riêng năm 2018, kim ngạch xuất khẩu dầu cọ của Indonesia sang thị trường EU đạt 17,2 tỷ USD. Cho nên khi chúng tôi đưa vấn đề này lên bàn đàm phán, tức là chúng tôi nói tới sinh kế của khoảng 17 triệu việc làm. Hiện chính phủ Indonesia đang đánh giá lại toàn diện vấn đề này trước khi đưa ra quyết định tiếp theo với các đối tác thương mại phía EU”, ông Pambagyo nói.

Còn Bộ trưởng Kinh tế nước này, ông Darmin Nasution cho biết, chính phủ Indonesia đang hoàn tất hồ sơ vụ việc để khởi kiện lên tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sớm nhất có thể. 

Được biết, quốc gia láng giềng Malaysia cũng đang tiến hành một giải pháp pháp lý để khởi kiện EU về việc hủy nhập khẩu dầu cọ để sản xuất nhiên liệu sinh học. Phát biểu trước truyền thông trong nước cuối tuần qua, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cũng đe dọa sẽ tẩy chay nhập khẩu các sản phẩm có xuất xứ từ châu Âu vì cho rằng “đó là một sự phân biệt đối xử không công bằng”.

Điều trớ trêu là hồi đầu năm 2017, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã phát động một chiến dịch được chính phủ trợ giá đầy tham vọng đến năm 2025 là tái canh và nâng diện tích cây cọ dầu lên một phần năm tổng diện tích đất canh tác, tương đương 2,4 triệu ha của xứ vạn đảo. Theo đó, những nông hộ tham gia chương trình sẽ được trợ cấp 25 triệu rupiah (tương đương 1.722USD) cho mỗi ha trồng mới cọ dầu, ngoài ra các nông hộ còn được bảo lãnh vay vốn ngân hàng để sản xuất. (Reuters)

 

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất