| Hotline: 0983.970.780

Đau đầu tuyển sinh nông nghiệp

Thứ Ba 02/11/2010 , 09:46 (GMT+7)

Đạt đầy đủ tiêu chuẩn nhưng việc tuyển sinh cho các ngành nghề nông nghiệp của Trường Cao đẳng Nghề Cơ điện Hà Nội vẫn gặp khó khăn.

Đóng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, cơ sở vật chất tốt, là trường dạy nghề trọng điểm của quốc gia, tuy nhiên việc tuyển sinh cho các ngành nghề nông nghiệp, nông thôn của Trường Cao đẳng Nghề Cơ điện Hà Nội (CĐNCĐHN) vẫn gặp khó khăn.

Trường CĐNCĐHN được thành lập năm 2006 trên cơ sở nâng cấp Trường Trung cấp NN- PTNT. Với 11 ngành nghề cao đẳng, 13 nghề trung cấp, chỉ tiêu tuyển sinh mỗi năm của nhà trường từ 1.500 – 1.600 học viên hệ cao đẳng và 1.000 học viên hệ sơ cấp, đây là địa chỉ tin cậy cho các thanh niên khởi đầu lập nghiệp.

Thầy Trần Văn Đông – Hiệu trưởng nhà trường thông báo, việc tuyển sinh các ngành nghề như: Điện công nghiệp, công nghệ ôtô, cắt gọt kim loại, công nghệ hàn, kế toán… với nhà trường không có gì phải băn khoăn bởi các ngành nghề này năm nào cũng thừa chỉ tiêu. Điều đáng nói ở đây là các ngành nghề vốn được coi là chủ lực trọng tâm của Trường như: Vận hành và sửa chữa trạm bơm, sửa chữa vận hành máy nông nghiệp, cấp thoát nước nông thôn, cơ điện nông thôn… lại vắng bóng học viên theo học.

Sự bất cập này được thầy Đông lý giải do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. “Cái thiệt thòi của các trường dạy nghề hiện nay phải “ăn sái” từ các trường chuyên nghiệp chính quy. Khi các trường đó tuyển sinh xong xuôi rồi, những thí sinh nào không đỗ họ mới chuyển sang đăng ký vào các trường nghề. Chính vì vậy chất lượng đầu vào của các trường nghề hiện nay chưa được cao là vì vậy”. Thầy bộc bạch.

Cái bất cập lớn nhất là các trường chuyên nghiệp được liên thông lên đại học từ rất lâu còn các trường nghề thì mãi đến tận năm học 2010 – 2011 này mới được phép liên thông. Bên cạnh đó, trường cao đẳng nghề phải hưởng lương bậc trung cấp trong khi hệ cao đẳng chính quy chuyên ngiệp lại có hệ lương cao đẳng. Hay các thầy dạy ở trường nghề thì gọi là giáo viên còn thầy dạy ở chuyên nghiệp thì lại gọi là giảng viên. Điều đó cho thấy trong chính sách cơ chế có sự phân biệt giữa trường dạy nghề và trường chuyên nghiệp chính quy.

Không chỉ Trường CĐNCĐ Hà Nội mà rất nhiều trường có các ngành nghề liên quan đến nông nghiệp, nông thôn khác đang băn khoăn là không biết nên để các ngành nghề đó mai một theo quy luật phát triển hay bằng mọi cách phải giữ lại bằng được. Nhưng bằng cách nào để thu hút các em học sinh theo học hiện vẫn là một bài toán nan giải.
Thầy Đông cho biết: “Sự thật đáng buồn hiện nay là tâm lý chung của xã hội vẫn nặng về bằng cấp quá. Các bậc phụ huynh là nông dân khi định hướng cho con em mình đi học là phải thi vào các ngành nghề gì nghe nó phải kêu, học xong phải áo trắng cổ cồn chứ không muốn con mình đi học rồi lại về làm ngành nghề gì liên quan đến cấy lúa trồng khoai...”.

Ai biết đâu thực tế hiện nay học các trường chuyên nghiệp ra xin việc rất khó khăn, đồng lương chỉ lèo tèo hơn 1 triệu đồng/tháng. Trong khi đó học các trường nghề không cần phải thi cử đau đầu, học xong có việc ngay lương 2 - 3 triệu/tháng nhưng các em lại không mặn mà. Đây là “căn bệnh” chung của xã hội rất khó thay đổi trong ngày một ngày hai.

Thầy Đông thẳng thắn cho rằng: Ngay như một trường trọng điểm có uy tín đóng trên địa bàn một thành phố lớn như Trường CĐNCĐHN mà năm 2009 vừa rồi không tuyển được học viên cho các ngành nghề nông nghiệp thì các trường khác sẽ còn khó khăn đến mức nào? Năm 2010 này, nhà trường thực hiện đủ mọi cách từ giảm học phí đến nâng cao học bổng, khuyến khích các em theo học các ngành nghề liên quan đến nông nghiệp, thủy lợi, nông thôn nhưng kết quả cũng chỉ được hai lớp với 100 học viên.

Xem thêm
Sản xuất tôm giống nước lợ đáp ứng đủ nhu cầu thả nuôi

NINH THUẬN Năm 2023, cả nước có 2.270 cơ sở sản xuất, ương dưỡng tôm giống, sản lượng đạt 153 tỷ con, đáp ứng đủ cho nhu cầu thả nuôi của người dân.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.