| Hotline: 0983.970.780

“Đau đầu” vì giá phân bón tăng

Thứ Năm 02/08/2012 , 10:36 (GMT+7)

Hằng năm, cứ bước vào mùa mưa thì nhu cầu sử dụng phân bón cho cây trồng của người dân ở các tỉnh Tây Nguyên lại tăng mạnh.

Hằng năm, cứ bước vào mùa mưa thì nhu cầu sử dụng phân bón cho cây trồng của người dân ở các tỉnh Tây Nguyên lại tăng mạnh. Vì vậy, các đại lý, DN cũng đồng loạt đẩy giá các loại phân bón lên cao, làm bà con nông dân không khỏi “đau đầu”.

Theo số liệu từ Sở NN-PTNT Đắk Lắk, kế hoạch vụ hè thu năm nay, toàn tỉnh sẽ gieo trồng trên 55.000 ha lúa, và trên 138.000ha cây trồng các loại, với nhu cầu sử dụng phân bón đợt 1 trên từng loại cây trồng (kết hợp nhiều loại phân) như sau: Cây lúa bón khoảng 2,5- 3 tạ/ha, hoa màu 1,5- 2 tạ/ha…Đó là chưa kể đầu mùa mưa cũng là thời điểm tốt nhất để bà con tập trung bón thúc cho các loại cây trồng lâu năm khác như cà phê, tiêu, cây ăn quả, bón từ 5- 7 tạ/ha/đợt… Vì thế, tổng lượng phân bón trên địa bàn cần trong dịp này khá lớn. Hiện các loại phân bón, kể cả nhập khẩu lẫn sản xuất trong nước đều tăng giá. Chẳng hạn, thời điểm cuối tháng 5 vừa qua, phân urê Phú Mỹ giá chỉ có 530 nghìn đồng/bao, nay tăng vọt lên 610 nghìn đồng/bao (loại 50 kg). Các loại phân khác như NPK Đầu Trâu màu vàng 16-8-16, NPK Đầu Trâu màu xanh 16-16-13, NPK Việt- Nhật… có giá giao động từ 600 nghìn đồng đến 715 nghìn đồng/bao loại 50 kg, tăng từ 35.000 đến 45.000 đồng/bao so với thời điểm cuối tháng 5.

Chị Lê Thị Lan Anh, một chủ đại lý phân bón tại thị xã Buôn Hồ cho biết, trước đây, mỗi khi bước vào vụ sản xuất mới là giá phân bón các loại có tăng nhưng không đáng kể, chỉ khoảng 5.000- 10.000 đồng/bao loại 50kg, nay, mới đầu vụ hè thu mà giá phân bón đã tăng ngất ngưởng, trung bình từ 15- 25% so với 2 tháng trước đó. Mặc dù phân bón tăng, nhưng người dân vẫn phải mua để bón cho cây trồng kịp thời vụ. Chị Trần Thị Minh, chủ đại lý phân bón ở xã Ea Toh, huyện Krông Năng cho hay, hơn một tháng nay, nhu cầu mua phân bón cho cây cà phê, lúa nước của bà con trên địa bàn tăng mạnh, nhiều hôm các đại lý không còn hàng để bán, nhất là phân urê, SA, NPK… Lý do tăng giá phân bón được các chủ hàng giải thích là chi phí vận chuyển từ các cảng biển lên khu vực Tây Nguyên cao. Bên cạnh đó cũng không loại trừ trường hợp một số chủ đại lý, cửa hàng kinh doanh "tát nước theo mưa", nhất là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa.

 Ông Nguyễn Văn Quang, ở xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn, cho biết, năm nào cũng vậy, vào thời điểm này ông đã mua đủ hai tấn phân vô cơ để bón cho rẫy cà phê, còn năm nay, do giá phân tăng cao nên chỉ đủ tiền mua một tấn. Ông đang dự định phải vay ngân hàng thì mới có tiền mua nốt số phân bón còn thiếu, chứ không thể để cây cà phê "đói" phân bón được.

Còn anh Nguyễn Đình Công, xã Bình Hòa, huyện Krông Ana lại phân trần: Vụ hè thu hằng năm gia đình anh gieo cấy 2ha lúa, nhưng năm nay chỉ khoảng 1 ha. Với giá tăng như hiện nay, mỗi héc-ta lúa anh phải chi 2,5- 3 triệu đồng tiền phân bón. Nếu được mùa, năng suất đạt 6- 6,5 tấn/ha, với giá lúa như hiện tại, thu được 3- 3,5 triệu đồng. Trừ chi phí, tiền thuê máy móc cày xới đất..., coi như trồng lúa không có lãi. Vụ tới, anh đang cân nhắc  chuyển đổi cây trồng khác thay lúa...

Theo Sở NN-PTNT Đắk Lắk, với giá phân bón tăng cao như hiện nay, sở đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân tận dụng triệt để nguồn phân hữu cơ từ chất thải gia súc, lá cây, bón cho đồng ruộng. Đồng thời triển khai có hiệu quả chương trình “ba giảm, ba tăng”. Ngoài ra, sở phối hợp với các cơ quan chuyên môn cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên bám sát đồng ruộng, hướng dẫn nông dân giảm chi phí sản xuất...

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm