| Hotline: 0983.970.780

Dấu hiệu 'buộc án gán tội' trong vụ án gây rối ở bãi biển Hải Tiến

Thứ Năm 16/01/2020 , 13:20 (GMT+7)

Kết luận bản án sơ thẩm đã được tuyên. Nhưng, rất nhiều đối tượng tham gia vụ án vẫn nhởn nhơ ngoài xã hội.

14-31-36_vu_gy_roi_th1
Cao Văn Bắc - một trong 3 bị cáo trong vụ án gây rối trật tự công cộng tại bãi biển Hải Tiến vào đêm 8, rạng sáng 9/6/2019 liên tục kêu oan.

Còn những người bị nhóm côn đồ 30 - 40 người cầm mã tấu, mác, dao kiếm, bom xăng tấn công…, bị thiệt về tài sản, đe dọa về tính mạng lại vướng vào vòng lao lý.
 

Từ phòng vệ chính đáng trở thành tội phạm

Đêm ngày 8 rạng sáng 9/6/2019, 10 người trong nhà hàng Hưng Thịnh 1 (thuộc địa phận thôn Tiền Thôn, xã Hoằng Tiến, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) bao gồm cả thanh niên, người già, phụ nữ và trẻ nhỏ đang say giấc thì có 2 tên côn đồ hung hãn bịt khẩu trang, mặc áo chống nắng xông vào.

Một người cầm dao, một người cầm mã tấu đòi chém người. Quá sợ hãi, một số nhân viên nhà hàng Hưng Thịnh 1 đã tự vệ chính đáng bằng cách lấy bát, đĩa, vỏ chai bia có sẵn tại nhà hàng để ném đuổi hai tên côn đồ.

Không dừng lại ở đó, cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa cũng ghi rõ: “Khoảng 00h49 phút ngày 9/6/2019, một số đối tượng ở thôn Tiền Thôn (khoảng 30 - 40 người, theo lời khai của các nhân chứng - PV) tụ tập tại khu vực ngã tư gần cổng chào, nơi vào khu Resort Hải Tiến, mang theo nhiều hung khí như dao, kiếm, mác tự chế, tuýp sắt, gậy gộc, vỏ chai, gạch đá, bom xăng để gây sự, thách thức, đánh nhau với nhóm thanh niên đang có mặt tại nhà hàng Hưng Thịnh 1”.

Thực tế, nhà hàng Hưng Thịnh 1 đã bị các đối tượng thôn Tiền Thôn tấn công bằng gạch đá, vỏ chai và bom xăng. Trước tình thế nguy hiểm có thể gây cháy nổ, thiệt hại đến tài sản và tính mạng, một số nhân viên nhà hàng Hưng Thịnh quyết định không “ngồi yên chờ chết”. Họ tiến ra phía đường nội bộ của khu du lịch Hải Tiến (cách cửa nhà hàng trong phạm vi từ 20 - 40m), dùng bát, đĩa, vỏ chai có sẵn trong nhà hàng ném về phía nhóm đối tượng thôn Tiền Thôn với mục đích tự vệ, đẩy lùi nhóm người này.

Nhóm người thôn Tiền Thôn còn đập phá xe ô tô Toyota Hilux BKS 36C-285.28 của anh Cao Việt Cường, sinh năm 1995 (là em trai của Cao Văn Bắc - chủ nhà hàng Hưng Thịnh 1) và tấn công khiến anh Cường bị thương ở vùng mặt và hàm, tổn hại sức khỏe 33%, phải nhờ người thân đưa đi cấp cứu. Tổng thiệt giá trị tài sản bị thiệt hại trong vụ án là 66 triệu đồng.

Từ ngày 8 - 10/1/2020, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án “gây rối trật tự công cộng” ở biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa.

14-31-36_vu_gy_roi_th2
Các bị cáo phía thôn Tiền Thôn và Hưng Thịnh 1 hầu tòa.

Kết quả, 11 bị cáo bị tuyên phạt, trong đó có 5 người thôn Tiền Thôn, xã Hoằng Tiến gồm: Trương Phú Huân (SN 1982) bị tuyên phạt 30 tháng tù giam. Các bị cáo gồm Trương Phú Hoàng (34 tuổi) 15 tháng tù, Trương Quốc Lưu (30 tuổi) 18 tháng tù, Lường Hữu Hùng (23 tuổi) 18 tháng tù và Bùi Việt Chiến (28 tuổi) 18 tháng tù (cho hưởng án treo).

Nhóm bị cáo là nhân viên nhà hàng Hưng Thịnh 1 gồm: Nguyễn Văn Hiệp 24 tháng tù, Nguyễn Xuân Huy 24 tháng tù, Lê Văn Phong 24 tháng tù (cho hưởng án treo), Nguyễn Nhữ Hai 18 tháng tù (cho hưởng án treo), Lê Văn Tình 18 tháng tù (cho hưởng án treo) và Cao Văn Bắc (chủ nhà hàng Hưng Thịnh 1) bị 25 tháng tù.
 

Nhóm nhà hàng Hưng Thịnh liên tục kêu oan

Trước đó, trong phần xét hỏi, bị cáo Cao Văn Bắc, Nguyễn Văn Hiệp (quản lý nhà hàng), Nguyễn Xuân Huy (anh trai Hiệp) đều khẳng định mình bị oan.

3 bị cáo khẳng định mình không ra ngoài đường và dùng bát đĩa, vỏ chai ném vào nhóm người thôn Tiền Thôn. Dữ liệu camera ghi tại hiện trường vụ án mà cơ quan cảnh sát điều tra thu thập được không có hình ảnh nào xuất hiện hình ảnh của Cao Văn Bắc, Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Xuân Huy ra đường và có hành vi gây rối tật tự công cộng.

Thậm chí, bản cáo trạng của VKS cũng khẳng định, bị cáo Cao Văn Bắc không có mặt tại nhà hàng Hưng Thịnh 1 ở thời điểm đầu của vụ án. “Sau khi được Cao Xuân Huy (là em vợ Bắc) điện thoại thông báo nhà hàng Hưng Thịnh 1 bị nhóm đối tượng thôn Tiền Thôn đến gây sự, đánh nhau nên Bắc đi xe máy từ nhà hàng Hưng Thịnh 2 ở xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa về”, trích trong bản cáo trạng.

Tại tòa, bị cáo Cao Văn Bắc và nhóm nhân viên nhà hàng đều khai: Khi về đến nhà hàng, Cao Xuân Bắc thấy một số nhân viên của nhà hàng là Lê Văn Phong, Nguyễn Nhữ Hai, Lê Văn Tình đang đứng ở trước cửa nhà hàng ném về phía nhóm người Tiền Thôn. Ngay lập tức, Cao Văn Bắc đã yêu cầu những nhân viên này vào trong nhà hàng. Đồng thời sử dụng điện thoại của Bắc và Huy để gọi điện báo công an, đề nghị được giải cứu.

Trong phiên xét xử, không có bất cứ bằng chứng vật chất nào cho thấy Bắc, Hiệp và Huy xuống đường để cầm đồ vật ném vào nhóm người Tiền Thôn. Tất cả chỉ là lời nói của các đối tượng thôn Tiền Thôn và những người không phải là nhân viên nhà hàng Hưng Thịnh.

Điều đặc biệt, tại phần xét hỏi, bị cáo Trương Phú Huân (người được cơ quan cảnh sát điều tra và VKS xác định là kẻ hô hào, kích động nhóm người thôn Tiền Thôn đi đánh nhau, có lời nói chửi bới và dùng gạch đá, vỏ bia ném về phía nhóm nhân viên nhà hàng Hưng Thịnh 1) cũng nhiều lần khẳng định không nhìn thấy Bắc, Hiệp và Huy xuống đường ném trả nhóm người Tiền Thôn. Và, cũng không không có người nào trong nhóm người ở Tiền Thôn bị thương tích.

14-31-36_vu_gy_roi_th3
Hội đồng xét xử vụ án gây rối trật tự công cộng tại bãi biển Hải Tiến.

Trước HĐXX, ba bị cáo Bắc, Hiệp và Huy đều cho rằng trong quá trình lấy lời khai, cán bộ điều tra đã có dấu hiệu gây áp lực, "mớm cung" để họ nhận tội.

Tại phiên tòa, các luật sư bào chữa cho nhóm bị cáo phía nhà hàng Hưng Thịnh đã đưa ra ít nhất 25 luận điểm cùng căn cứ pháp lý để chứng minh thân chủ của mình vô tội, đồng thời cho rằng cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh và Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa có dấu hiệu “buộc án gán tội”, vi phạm nghiêm trọng Luật Tố tụng Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017; bỏ lọt tội phạm, tách vụ án trái quy định của pháp luật để “bao che” tội phạm.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm