| Hotline: 0983.970.780

Dấu hiệu xấu trên vùng cát ven biển Quảng Trị

Thứ Năm 16/06/2011 , 11:04 (GMT+7)

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra Quảng Trị là địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nhất của biến đổi khí hậu (BĐKH) ở khu vực miền Trung.

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra Quảng Trị là địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nhất của biến đổi khí hậu (BĐKH) ở khu vực miền Trung.

Hạn hán trầm trọng hơn

Theo kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Nông lâm Huế và Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung, Quảng Trị -một tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung bộ, là nơi chịu ảnh hưởng nặng của các hiện tượng BĐKH thông qua hiện tượng thời tiết cực đoan với tần suất và mức độ khốc liệt ngày càng cao, như: bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, lũ quét, hạn hán, sạt lở, sụt lún đất. Ảnh hưởng xấu nhất là nạn hạn hán liên tục đã làm cho mạch nước ngầm xuống mức thấp nhất trong mấy chục năm qua. Ngoài ra, mực nước sông cũng xuống thấp, thuỷ triều theo các con sông Thạch Hãn, Đông Hà xâm nhập vào đất liền từ 15 đến 20 km, gia tăng sự xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Theo nhóm nghiên cứu, BĐKH đang xảy ra ở vùng cát tỉnh Quảng Trị, nhất là vùng ven biển, nơi dễ bị tổn thương bởi các tác động của thời tiết. Các xã Triệu Vân, Triệu Giang của huyện Triệu Phong và Hải Quế của huyện Hải Lăng là các địa phương có những biến đổi lớn về khí hậu và thời tiết. Nhiệt độ tăng kèm theo đó là hạn hán kéo dài và mức độ hạn hán cũng được gia tăng. Lượng mưa tăng lên và thời gian mưa rút ngắn, lượng mưa giảm rõ rệt vào mùa khô đã làm cho hạn hán trở nên trầm trọng hơn và tăng nguy cơ xuất hiện lũ lụt. Các đặc trưng cân bằng theo mùa vụ bị đảo lộn. Các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra bất thường, khó có thể dự đoán và tần suất xuất hiện ngày một gia tăng.

Xu thế biến đổi khí hậu ở vùng cát Quảng Trị được nhóm nghiên cứu dự đoán theo chiều hướng nhiệt độ trung bình sẽ tăng 2,8oC, lượng mưa trung bình tăng từ 7- 8% và mực nước biển dâng 75cm vào năm 2100. Quảng Trị cũng sẽ là nơi bị ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất khi mực nước biển tăng. Ước tính nếu mực nước biển dâng 100cm thì 37 km2 đất, tương đương 0,8% tổng diện tích đất của tỉnh này sẽ bị ngập.

Đất thoái hoá, thiếu nước

Rõ ràng, BĐKH là vấn đề nổi cộm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sinh kế của người dân. Tại các xã trên, diện tích đất canh tác ngày càng giảm, đất bị thoái hoá do thiếu độ ẩm, hiện tượng cát bay, cát lấp xảy ra nhiều và ảnh hưởng của hiện tượng nước mặn xâm thực. Chủ tịch xã Triệu Vân, cho biết: “BĐKH làm diện tích đất nông nghiệp vụ hè thu bị giảm so với vụ đông xuân. Ngoài làm giảm diện tích, BĐKH còn làm giảm độ phì nhiêu của đất, gây bùng phát sâu, bệnh hại cây trồng, thiếu nguồn nước tưới dẫn đến năng suất, chất lượng của tất cả cây trồng bị giảm sút”.

Trong các loại cây lương thực, thực phẩm thì cây bắp bị chịu ảnh hưởng và giảm năng suất nhiều nhất. Anh Nguyễn Văn Hoè, một nông dân ở xã Triệu Giang, cho biết: “Năng suất cây bắp giảm trông thấy vì thời kỳ cây chuẩn bị trổ cờ, đất thiếu độ ẩm nên cây không ra cờ mạnh mẽ được”. Ngoài ra cây lúa cũng bị ảnh hưởng nặng. Nhiều hộ dân ở xã Hải Quế, huyện Hải Lăng cho biết hầu hết diện tích canh tác của xã là đất cát nên đã xảy ra hạn lớn, đất giữ nước kém, không cung cấp đủ nước cho lúa phát triển. Cây khoai lang cũng bị giảm năng suất. Khoai lang dễ bị sâu phá củ, nên chủ yếu lấy thân và lá làm thức ăn chăn nuôi.

Tại Quảng Trị thời gian qua đã triển khai thành công nhiều mô hình sản xuất thích ứng với BĐKH như: trồng rau trái vụ, trồng lúa ven biển, xây dựng nhà an toàn... Tiêu biểu nhất là các mô hình trồng ớt, trồng ném, chăn nuôi quy mô lớn, nông lâm kết hợp trên đất cát trắng ở xã Hải Quế của huyện Hải Lăng và Triệu Vân, Triệu Giang của huyện Triệu Phong. Nhiều nông dân tại các xã trên cho biết các mô hình nông nghiệp, nhất là trồng trọt sử dụng phân vi sinh được sản xuất từ rác thải nông nghiệp cho kết quả rất tốt có tác dụng cải tạo môi trường.

Hai cây trồng ít bị ảnh hưởng là cây ném và cây sắn. Đây là những loại cây chịu hạn rất tốt, năng suất chỉ giảm 10 đến 12% so với những năm không bị hạn. Ông Nguyễn Giáp, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hải Lăng, cho biết: “Ảnh hưởng của BĐKH đã làm cho người dân gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Điều này buộc bà con phải biết thích nghi với thực tế và sáng tạo, tìm tòi ra những mô hình sản xuất phù hợp, mang tính bền vững hơn”.

Những mô hình thích ứng

Vấn đề cấp bách là phải tìm cho ra mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với BĐKH. Ông Nguyễn Văn Bài - Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Trị, cho biết: Để từng bước thích nghi với BĐKH, Sở đã chủ động bố trí lịch mùa vụ hợp lý, phổ biến cho người dân sử dụng các giống chịu hạn, giống địa phương, các kỹ thuật thích ứng với hạn hán trong sản xuất nông nghiệp. Với trồng trọt, tiếp tục đưa vào sử dụng các giống lúa chịu hạn như Khang dân, Mai Lâm, HT1...; các giống khoai lang, sắn và ném, ớt. Phát triển các kỹ thuật xen canh, luân canh giữa các giống cây địa phương, đa dạng hoá cây trồng nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.

Đối với chăn nuôi các giống địa phương chịu hạn cần được khuyến cáo đưa vào sản xuất như: heo Móng Cái, giống lai F1 giữa Móng Cái và Đại bạch. Điều quan trọng là tăng cường thử nghiệm các mô hình trồng trọt và chăn nuôi thích ứng với hạn trên vùng đất cát nội đồng...

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.