| Hotline: 0983.970.780

Đầu mùa khô, đã 'đứt' nước sinh hoạt

Thứ Năm 24/05/2018 , 09:01 (GMT+7)

Mới chớm bước vào mùa khô, mà đã có hàng ngàn hộ dân ở xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước (Bình Định) phải chịu cảnh tranh mua từng can nước sinh hoạt, bởi đường ống nước sạch bị… đứt nước.

12-21-12_1
Nhà ông Liệu có đường ống dẫn nước nhưng nước thì không có (Ảnh: MT)

Chuyện thiếu nước sạch ở xã Phước Thuận không chỉ mới diễn ra, mà từ năm 2016 đến nay, mùa khô năm nào người dân vùng quê khu Đông này cũng phải vác can nhựa đi mua nước máy về sử dụng, dẫu đường ống nước sạch đã vào đến tận từng hộ gia đình, thiết bị được lắp đặt rất “hoành tráng”, nhưng nước thì chỉ nhỏ giọt hoặc tịnh chẳng có giọt nào.

Thiếu nước sạch trong mùa nắng nóng đã khiến cuộc sống của người dân gặp vô vàn khó khăn. Tình trạng này xảy ra ở hầu khắp các vùng dân cư ven đầm Thị Nại, thuộc các thôn Lộc Hạ, Đông An, Nhơn Ân, Thuận Thái (xã Phước Thuận). Trong đó, tình trạng thiếu nước nghiêm trọng nhất diễn ra tại thôn Lộc Hạ.

“Gia đình tôi có 7 người, bình quân mỗi ngày dùng gần 200 lít nước. Suốt 1 tháng nay, mỗi ngày người nhà tôi phải dậy từ 3 - 4 giờ sáng để đi mua nước. Giá bán 1 can nước sạch 20 lít là 1.000đ, cái giá này có thể chấp nhận được, nhưng khổ là không phải lúc nào cũng có nước để mua. Tình trạng này diễn ra đã nhiều năm nay, nhưng chưa có biện pháp giải quyết triệt để”, ông Nguyễn Văn Liệu (53 tuổi) ở thôn Lộc Hạ, than thở.

Ông Võ Văn Long ở xóm Lộc Đông (thôn Lộc Hạ), cũng bức xúc: “Gia đình tôi có 6 người, mỗi ngày sử dụng 15 can nước mới đủ sinh hoạt. Tổng cộng mỗi tháng, gia đình phải tốn 450 ngàn đồng tiền mua nước, trong khi hệ thống nước sạch có cũng như không”.

Theo ông Long, trước đây, do người sử dụng nước máy ít, nên hệ thống nước sạch đủ cung cấp. Gần đây, số người đăng ký sử dụng nước máy ngày càng tăng, đường ống lại nhỏ, nên lượng nước bơm không đủ đáp ứng yêu cầu, nên thiếu nước. Muốn cung cấp đủ nước máy, chỉ còn cách nâng công suất nhà máy nước và mở rộng đường ống cấp nước.

Theo ông Phạm Thế Khoa, Chủ tịch UBND xã, tình trạng thiếu nước sạch vào mùa nắng nóng xảy ra tại địa phương diễn ra từ nhiều năm qua. Nguyên nhân chính là do nhà máy nước sạch xã Phước Thuận được xây dựng từ năm 2004, công suất chỉ 900 m3/ngày đêm, đủ cung cấp cho 2.500 hộ dân. Những năm gần đây, số hộ dân sử dụng nước sạch ở xã Phước Thuận tăng đến 3.845 hộ.

12-21-12_2
Người dân thôn Lộc Hạ, xã Phước Thuận đi mua từng can nước sạch về dùng (Ảnh: VK)

Do vậy, vào mùa cao điểm, những vùng dân cư nằm cuối đường ống thường xuyên bị “đuối” nước. Thêm vào đó, vào mùa nắng nóng thì mạch nước ngầm xuống thấp, các giếng không đủ cung cấp cho nhà máy nước sạch. Thêm vào đó, khi thiếu nước, nhiều hộ ở đầu nguồn đặt máy bơm điện, hút nước vào các bồn chứa, sau đó bán lại cho các hộ khác có nhu cầu làm rối loạn hệ thống cung cấp nước.

Ông Nguyễn Thanh Hoàng, Trưởng BQL nước sạch và vệ sinh môi trường huyện Tuy Phước thừa nhận, dù đơn vị này đã thực hiện nhiều biện pháp nhưng vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu nước vào mùa khô, nhất là ở vùng cuối đường cấp nước của xã Phước Thuận. Năm 2017, đơn vị đã lắp thêm đường ống nước bổ sung, lấy nước từ Nhà máy nước Phước Hiệp cung cấp cho người dân thôn Lộc Hạ (xã Phước Thuận).

Tuy nhiên, sang năm 2018, vì nguồn nước ngầm tại 2 nhà máy trên thiếu hụt nên không đủ nước cấp đến xóm Lộc Đông (thôn Lộc Hạ). Trước mắt, BQL điều tiết nước theo từng vùng, thực hiện cấp nước luân phiên cho từng xã, từng thôn, để đảm bảo nước về được khắp các địa phương và thông báo giờ cấp nước cụ thể cho người dân.

“Tuy nhiên, hiện đang áp dụng các giải pháp “chữa cháy”, về lâu dài, đề nghị UBND huyện Tuy Phước lập dự án nâng công suất Nhà máy nước Phước Thuận từ 900 m3/ngày đêm lên 2.000 - 2.500 m3/ngày đêm. Đầu năm 2018, UBND huyện đã bố trí vốn để khảo sát tìm nguồn nước để lập dự án nâng công suất Nhà máy nước Phước Thuận”, ông Hoàng nói.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất