| Hotline: 0983.970.780

Đậu nành rau dễ trồng, ngắn ngày, lời gấp đôi lúa

Thứ Tư 26/06/2019 , 10:03 (GMT+7)

Vụ Hè Thu 2019, các xã Phú Đức, Phú Thành B và An Long huyện Tam Nông (Đồng Tháp) được chọn trồng thí điểm cây đậu nành rau trên 10 ha.

Trong đó, xã Phú Thành B trồng trên 4 ha. Các hộ SX được Công ty Thực phẩm Rau quả An Giang cung cấp giống và bao tiêu sản phẩm với giá mua tại ruộng 9.000 đồng/kg. Sau khi thu hoạch, Công ty sẽ kiểm tra dư lượng thuốc BVTV. Nếu đảm bảo yêu cầu bà con được hỗ trợ giá thu mua thêm 250 đồng/kg.

Đi tham quan 4 ha ruộng trồng đậu nành rau đang trong giai đoạn thu hoạch của anh Lê Phước Sang ở ấp Phú Lâm, các đại biểu đánh giá năng suất bình quân ước đạt 10 tấn/ha. Sau khi trừ chi phí đầu tư hơn 60 triệu đồng/ha, người trồng có lãi hơn 29 triệu đồng/ha (cao hơn gấp đôi so với trồng lúa).

Tại buổi đánh giá năng suất, đa số nông dân đều đánh giá cao triển vọng của mô hình trồng đậu nành rau trên đất lúa kém hiệu quả bởi ngắn ngày, vốn đầu tư hơi cao nhưng không tốn nhiều công chăm sóc, ít sâu bệnh, tiết kiệm nước tưới và phân bón, năng suất cao.

Ông Nguyễn Văn Quang, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tam Nông cho biết: “Năm 2020, toàn huyện sẽ nhân rộng mô hình trồng đậu nành rau, đặc biệt tại một số xã có diện tích quy hoạch ô bao trồng màu, hoặc những diện tích đất gò cao SX lúa kém hiệu quả. Nếu liên kết được với doanh nghiệp lâu dài thì đây là hướng phát triển kinh tế ổn định đối với bà con nông dân”.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Năng suất sắn tăng 30 - 50% nhờ tưới tiết kiệm

Tại Tây Ninh, áp dụng tưới tiết kiệm đã giúp cây sắn tăng năng suất từ 30 - 50% (đạt 40 - 50 tấn/ha), giảm 40% lượng nước tưới so với tưới tràn.