| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 30/01/2018 , 06:25 (GMT+7)

06:25 - 30/01/2018

Đầu tư cho tương lai bóng đá, chuyện không mới vẫn thời sự!

Ngôi vị Á quân châu Á của các cầu thủ U23 Việt Nam thực sự khiến cả nước ngây ngất. Những lời chúc tụng và những màn đón rước những chàng trai trở về từ Thường Châu – Trung Quốc, diễn ra tưng bừng khắp cả nước.

Những cái tên Tiến Dũng, Quang Hải, Xuân Trường, Văn Thanh, Công Phượng… được vang lên trong niềm tự hào riêng của mỗi người hâm mộ. Không thể phủ nhận, thành tích ngoạn mục của đội tuyển U23 Việt Nam ít nhiều đã giúp người Việt đồng lòng nhìn một hướng tương lai.

Huấn luyện viên Vương Tiến Dũng rất có lý khi cho rằng: “Toàn xã hội đang phấn khích với thành công của U23 Việt Nam. Đây là cơ hội để Liên đoàn bóng đá VN kêu gọi mọi ngành, mọi giới cùng chúng tay góp sức để các đội tuyển thêm phần chỉn chu từ khâu tập huấn đến khi bước vào các giải quốc tế”.

Những màn trình diễn của đội tuyển U23 Việt Nam không phải sự may mắn bất ngờ, mà đó là kết quả của quá trình đào tạo lâu dài và bài bản từ các trung tâm huấn luyện bóng đá trẻ. Sau khi Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai triển khai Học viện bóng đá, thì Tập đoàn Vingroup cũng có Quỹ đầu tư và phát triển tài năng bóng đá VN. Chỉ tính riêng hai cơ sở này, hàng chục gương mặt cầu thủ mới được rèn luyện và đóng góp cho bóng đá nước nhà. Những mầm non bóng đá nước ta hiện tại đã có không ít sự lựa chọn để theo đuổi con đường cầu thủ, qua môi trường mài giũa của Viettel, Sông Lam Nghệ An hoặc Becamex Bình Dương. Nghĩa là, bóng đá VN đã cơ bản chuẩn bị “đầu vào” cho sân cỏ, nhưng “đầu ra” thì vẫn còn nhiều băn khoăn.

Bóng đá Việt Nam vẫn đang chập chững định vị, với lắm tồn tại bất cập. Cho nên, nghề cầu thủ ở nước ta cũng cực kỳ bấp bênh. Muốn nâng cao chất lượng sân cỏ, thì trước hết phải nâng cao chất lượng sống của các cầu thủ. Chế độ lương bổng và đãi ngộ của các cầu thủ bây giờ đã được cải thiện đáng kể, nhưng vẫn chưa đảm bảo về tương lai. Năng khiếu bóng đá là nền tảng của một cầu thủ, nhưng tri thức cũng không kém phần quan trọng. Nếu các cầu thủ ở lứa tuổi thiếu niên, được chú ý đào tạo cả về thể lực, kỹ thuật và học vấn thì sự gắn bó của họ với bóng đá càng bền vững.

Không có người nào và không có nghề nào có thể ở đỉnh cao mãi mãi. Những thiên tài bóng đá như Maradona, Pele hoặc Platini đều phải chấp nhận sự ngắn ngủi của cuộc đời cầu thủ. Thu nhập của các cầu thủ Việt Nam có đủ để họ sống suốt đời không? Chắc chắn không, nếu không có tổ chức nào giúp họ quản lý tài chính một cách khôn ngoan. Ở những thị trường bóng đá chuyên nghiệp, sau lưng mỗi cầu thủ luôn có một công ty hỗ trợ đắc lực, từ hình ảnh cá nhân, hợp đồng thi đấu cho đến vấn đề tiền bạc tích lũy. Tại sao, qua thắng lợi của đội tuyển U23 Việt Nam, không thể hy vọng sẽ thu hút thêm nguồn lực cho sân cỏ Việt Nam?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm