| Hotline: 0983.970.780

Đầu tư đúng, trúng mùa ngô

Thứ Hai 06/01/2014 , 10:24 (GMT+7)

Quy trình chăm sóc cây bắp theo từng giai đoạn sinh trưởng của Cty Syngenta VN giúp làm tăng tối đa năng suất cho cây bắp, mang lại lợi ích thiết thực nhất cho bà con...

Buôn Đôn là huyện năng động và giàu tiềm năng ở tỉnh Đăk Lăk với địa danh Bản Đôn vốn từ lâu đã được nhiều người biết đến bởi truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi rừng.

Tuy nhiên, có một nét độc đáo nữa của núi rừng nơi đây cũng được biết đến nhiều không kém, đó là những ruộng bắp ngút ngàn trải dài mênh mang ven các con đường quanh co trong huyện, khiến cho từ lâu Buôn Đôn cũng được mệnh danh là đất bắp ở miền cao nguyên này.

Ea Wer là một xã có diện tích trồng bắp lớn ở Buôn Đôn. Đóng góp vào bức tranh nông nghiệp với màu vàng no ấm của bắp khi mùa thu hoạch tới là những tấm gương điển hình của những người nông dân biết tính toán để tối ưu hóa năng suất, tăng thu nhập và chất lượng cuộc sống.

Gặp chị Trịnh Thị Thơ trên cánh đồng vàng rực trái bắp vào mùa thu hoạch, chúng tôi càng cảm nhận rõ niềm hạnh phúc đang nhân lên cùng nụ cười tươi trên gương mặt chị. Chồng chị làm công tác xã ít có thời gian phụ làm nông, 3 đứa con còn đang đi học nên chị là lao động duy nhất gánh vác toàn bộ công việc đồng áng trên 8 sào bắp, nguồn thu nhập chính từ mảnh ruộng của gia đình.

Khí hậu Buôn Đôn không thuận lợi, mùa mưa nước rất nhiều ảnh hưởng đến sinh trưởng của bắp, nhất là giai đoạn trổ cờ, hạt phấn bị bết không thụ phấn được, mùa khô thì lại không chủ động được nước khiến cho người trồng bắp gặp không ít khó khăn.


Chị Trịnh Thị Thơ với niềm vui một vụ mùa bội thu

Do vậy, ở đây rất ít nông dân trồng bắp vụ 3 chỉ trừ xã Cuôr Knia và Eamang có một số nông dân gần suối chủ động được nguồn nước tưới cho cây bắp. Tình cờ gặp gỡ các cán bộ kỹ thuật của Cty Syngenta VN và được trao đổi về chương trình xây dựng mô hình bắp năng suất cao, tháng 10/2012 chị Thơ đã không ngần ngại bỏ ra 10 triệu đồng để đầu tư một hệ thống ống béc, một số tiền quả là không nhỏ để có thể đảm bảo nguồn nước tưới cho vụ 3.

Cũng từ đó, mô hình trồng bắp theo quy trình canh tác mới được triển khai toàn diện từ việc bón phân đúng thời điểm và đúng liều lượng; xử lý hạt giống bằng Cruiser Plus 312.5 FS giúp cây con sinh trưởng phát triển tốt làm tiền đề cho năng suất; quản lý cỏ dại bằng Gramoxone 20 SL ngay từ giai đoạn đầu sau khi gieo... cho đến phòng trị hiệu quả bệnh gỉ sắt và cháy lá, phòng chống sâu đục thân, những vấn đề mà bà con Buôn Đôn thường xuyên gặp phải, bằng Amistar Top 325 SC và Virtako. Giải pháp của Syngenta không chỉ bảo vệ cây bắp mà còn giúp duy trì bộ lá xanh cho đến cuối vụ.

Chị Thơ tâm sự: “Ngày nào với tôi cũng bắt đầu từ 4 giờ sáng để kịp thời gian lo tất cả mọi việc từ chăn nuôi, trồng trọt và việc nhà giúp chồng yên tâm công tác và các con được rảnh rang chuyên tâm cho học hành. Là nông dân thì một nắng hai sương là chuyện thường tình, nhưng với diện tích đất hạn chế và điều kiện khí hậu với nhiều thay đổi bất thường như ngày nay thì chỉ công sức thôi chưa đủ mà còn phải biết tận dụng kiến thức khoa học để cải thiện năng suất tối đa. Vậy nên mỗi khi được hướng dẫn kỹ thuật canh tác mới thì tôi đều làm theo rất kỹ lưỡng rồi lại phổ biến cho bà con xung quanh cùng làm theo”.

Quả là không phụ công sức bỏ ra, theo mô hình mới này, năng suất bắp vụ 3 với các giống NK7328 và NK67 đã leo lên con số 1,1 tấn tươi/sào so với 7,6 tạ/sào nếu canh tác theo phương pháp hiện tại của bà con nông dân.

Ngày 14/8/2013, hàng trăm bà con từ khắp các huyện Buôn Đôn, Cư Jút, Cư M’gar, Ea Súp cùng các đại lý trong vùng nô nức kéo đến “đổ bộ” vào ruộng bắp nhà chị để tham gia sự kiện “Đầu tư đúng, trúng mùa ngô” do Cty Syngenta VN và Cty CP BVTV An Giang phối hợp đồng tổ chức. Chăm chú lắng nghe các kỹ sư nông học hướng dẫn giải pháp tích hợp trên cây bắp với sự kết hợp đồng bộ của tất cả các khâu từ xử lý hạt giống cho đến quản lý cỏ dại, phòng trừ bệnh và sâu hại, so sánh với thành quả “mãn nhãn” là con số 11 tấn/ha, bà con ai nấy đều vỡ lẽ ra một điều: Có sự đầu tư hợp lý, nắm vững phương pháp canh tác khoa học theo đúng khuyến cáo kỹ thuật thì năng suất “khủng” là điều hiển nhiên trong tầm tay.

Được biết, bộ sản phẩm BVTV phong phú, đa dạng cùng những giống bắp lai thế hệ mới của Syngenta như NK54, NK67, NK72, NK7328… trong nhiều năm qua đã đồng hành cùng người nông dân trên khắp cả nước. Trong số này, các giống NK67 và NK7328 là những giống được đặc biệt ưa chuộng và gieo trồng rộng rãi trên địa bàn Tây Nguyên do có các yếu tố vượt trội mang lại tiềm năng năng suất cao như cây khỏe, chịu hạn, chống đổ ngã tốt, khả năng nhiễm bệnh ít, bộ lá xanh bền đến khi thu hoạch, thích nghi rộng, phù hợp với thổ nhưỡng và tập quán canh tác tại địa phương, bắp dạng hạt đá, ít hao hụt khi phơi khô, màu vàng cam đẹp được thị trường ưa chuộng.

Niềm vui lan tỏa trên gương mặt, chị Thơ xúc động nói: “Tôi đã làm bắp 6 năm nhưng chưa năm nào được mùa như vụ này. Chính nhờ được tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, tôi biết được thời điểm nào xử lý thuốc BVTV, thời điểm nào bón phân hợp lý nhất, giúp cây khỏe và cho năng suất cao. Rất mong các công ty sẽ tiếp tục đồng hành cùng bà con nông dân, giúp chúng tôi tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống”. 

Ông Nguyễn Văn Tiến, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Buôn Đôn cho biết: “Quy trình chăm sóc cây bắp theo từng giai đoạn sinh trưởng của Cty Syngenta VN giúp làm tăng tối đa năng suất cho cây bắp, mang lại lợi ích thiết thực nhất cho bà con trồng bắp từ trước đến nay. Thông qua những sự kiện được tổ chức rất bài bản như thế này, kiến thức vừa học vừa hành được trao đổi tận tình và kỹ lưỡng tới nông dân, giúp bà con dễ nắm bắt và áp dụng vào thực tế.

Trong thời gian tới, chúng tôi có kế hoạch mở rộng diện tích bắp trên địa bàn đồng thời sẽ chuyển đổi một số xã trồng lúa và trồng mì có năng suất thấp sang trồng bắp, đặc biệt ưu tiên các giống bắp có năng suất cao như NK67 và NK7328”.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm