| Hotline: 0983.970.780

Đầu tư mạnh phòng cháy chữa cháy rừng

Thứ Hai 06/01/2014 , 10:23 (GMT+7)

Hoài Nhơn (Bình Định) là huyện có diện tích rừng nằm rải rác hầu khắp trên các địa bàn, rừng gắn với hoạt động SX của người dân. Do đó, cháy rừng luôn là mối nguy cơ tiềm ẩn.

Hoài Nhơn (Bình Định) là huyện có diện tích rừng nằm rải rác hầu khắp trên các địa bàn, rừng gắn với hoạt động SX của người dân. Do đó, cháy rừng luôn là mối nguy cơ tiềm ẩn. Để bảo toàn cho những cánh rừng, không chỉ ngành kiểm lâm mà chính quyền địa phương các cấp đều quan tâm đến công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR).

16/17 xã, thị trấn của huyện có rừng với tổng diện tích đất lâm nghiệp gần 19.400 ha trong đó đất có rừng là gần 18.300 ha, rừng tự nhiên hơn 4.300 ha và rừng trồng gần 14.000 ha. Do diện tích rừng nằm rải khắp nên không có sự gắn kết chặt chẽ giữa địa phương và kiểm lâm thì công tác PCCCR ở đây khó mà thực hiện chu tất.

Ông Trần Trung Miên, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Hoài Nhơn cho biết: “Để phục vụ công tác PCCCR, toàn địa bàn đã được bố trí 6 máy thổi gió, trong đó UBND huyện chi kinh phí mua 4 máy. Ngoài ra, huyện còn đầu tư mạnh kinh phí cho công tác tuyên truyền về PCCCR và luôn kịp thời trích kinh phí chi trả cho nhân công tham gia chữa cháy rừng. Hàng năm, UBND huyện còn dành riêng khoản kinh phí 300 triệu đồng làm nguồn dự phòng cho các hoạt động lâm nghiệp để kịp thời giải quyết những vấn đề nóng”.


Nhà quản lý BVR-PCCCR ở xã Hoài Đức (Hoài Nhơn, Bình Định) 

Sự quan tâm của chính quyền cấp huyện về công tác PCCCR đã tạo động lực cho cấp xã góp tay chung sức. Ngoài đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức cho các chủ rừng, ngành chức năng ở Hoài Nhơn còn thường xuyên tổ chức tuần tra, ngăn chặn những hoạt động có nguy cơ dẫn đến cháy như phá bỏ những lò hầm than trong rừng.

Có thể nêu đơn cử tại xã Hoài Đức. Sau khi Bộ Quốc phòng cùng Bộ NN-PTNT ban hành Thông tư liên tịch số 98/2010 (ngày 19/7/2010) triển khai Nghị định 74 của Chính phủ; đầu năm 2013, kiểm lâm địa bàn cùng lực lượng dân quân tự vệ, công an xã Hoài Đức đã ban hành quy chế phối hợp trong công tác BVR và PCCCR.

Phó Chủ tịch UBND xã Hoài Đức, ông Trần Văn Thắm cho hay: “Từ ngày triển khai thực hiện thông tư liên tịch đến nay, những cánh rừng trên địa bàn được bảo vệ tốt hơn. Hàng tháng, lực lượng kiểm lâm phối hợp cùng ban quân sự, công an xã tổ chức tuần tra định kỳ các khu vực rừng tự nhiên trên địa bàn xã 2 lần với lực lượng tuần tra từ 17 - 20 người. Vào mùa khô, các đợt tuần tra trong tháng sẽ tăng lên”.

Thêm vào đó, khi có có sự phối hợp chặt chẽ nên nếu sự cố xảy ra, ngành chức năng và các địa phương kịp thời huy động lực lượng chữa cháy nên hạn chế được thiệt hại. Ví như trong năm 2012, trên địa bàn huyện Hoài Nhơn xảy ra 6 vụ cháy rừng trồng tại các xã Hoài Hải, Hoài Mỹ, Hoài Tân, Hoài Đức, Hoài Sơn và thị trấn Bồng Sơn gây thiệt hại 6,16 ha rừng. Tuy nhiên, nhờ lực lượng chữa cháy rừng đã huy động được khá hùng hậu (gần 300 người) nên đã kịp thời khống chế các vụ cháy, không lây lan diện rộng.

Hoặc như trong 9 tháng đầu năm 2013, tại huyện này đã xảy ra 3 vụ cháy rừng trồng, rừng khoanh nuôi tại các xã Hoài Đức, Hoài Mỹ, Hoài Hảo gây thiệt hại hơn 2 ha. Nếu không huy động kịp thời lực lượng chữa cháy đến gần 400 người thì diện tích rừng thiệt hại chắc hẳn sẽ còn lớn hơn. Thêm vào đó, những đối tượng gây cháy rừng cũng được ngành chức năng xử lý thích đáng nên cũng hạn chế được số vụ vi phạm.

“Nguyên nhân gây cháy rừng chủ yếu do khi đốt dọn thực bì, các chủ rừng không tuân thủ quy trình kỹ thuật làm đường ranh cản lửa nên gây cháy. Năm 2012 chúng tôi xử lý hình sự 2 trường hợp gây cháy rừng, riêng vụ cháy tại xã Hoài Tân bị xử phạt 10 triệu đồng và buộc trồng lại rừng. Trong 9 tháng đầu năm 2013 đã xử lý hình sự 1 vụ gây cháy rừng tại xã Hoài Hảo và 1 vụ đưa ra kiểm điểm trước dân”, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Hoài Nhơn, ông Trần Trung Miên nói.

Theo ông Miên, mức gây thiệt hại của những vụ cháy rừng là rất lớn, kể cả về kinh tế lẫn ảnh hưởng đến xã hội. Thế nhưng hiện sự quan tâm về vấn đề PCCCR còn chưa xứng tầm. Về lâu dài, lực lượng PCCCR cần phải được xây dựng thành lực lượng chuyên nghiệp. Hiện nay, công tác này chỉ được kiêm nhiệm, mà đã là kiêm nhiệm thì không được đào tạo chuyên nghiệp, do đó còn lúng túng khi đối phó với sự cố.

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Đề nghị xử lý hình sự đối tượng cố tình đánh bắt cá ở vùng biển nước ngoài

Chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Bà Rịa - Vũng Tàu góp phần cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' của EC.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất