| Hotline: 0983.970.780

Đầu tư vào Dự án Khu nhà ở Tân Lập có ổn?

Thứ Bảy 27/07/2019 , 07:01 (GMT+7)

Dù dự án chưa được giao dịch, thế nhưng chủ đầu tư vẫn phối hợp với Công ty Kim Hoàng Group tiến hành thu tiền khách hàng lên đến 20 triệu/nền thông qua hợp đồng giữ chỗ, trong vòng 6 tháng đã thu tới gần 100% giá trị hợp đồng.

10-49-26_11
Dự án Tân Lập nằm tại huyện Bắc Tân Uyên.

Dự án Khu nhà ở Tân Lập, tại xã Tân Lập, Bắc Tân Uyên, Bình Dương do Công ty TNHH Tư vấn Dịch vụ thương mại và Xây dựng địa ốc Tân Lập làm chủ đầu tư.
 

Chào bán

Gần đây liên tục các trang mạng đang mời chào rầm rộ một siêu dự án nằm gần trung tâm thị xã Tân Uyên, gần khu công nghiệp Visip 3 Bình Dương, nhiều tiện ích và có tên là Khu nhà ở Tân Lập do Công ty TNHH Tư vấn Dịch vụ thương mại và Xây dựng địa ốc Tân Lập (gọi tắt là Địa ốc Tân Lập) làm chủ đầu tư và do Công ty Kim Hoàng Group là nhà phát triển và phân phối chính của dự án.

Để tìm hiểu thông tin, chúng tôi được các nhân viên đang rầm rộ mời chào trên tuyến quốc lộ 13 với bảng chào bán giá đất rẻ gần khu công nghiệp, gần chợ Hội Nghĩa giá chỉ từ 500 triệu đồng đến 770 triệu đồng/70m2; giá 900 triệu -1,2 tỷ cho 1 nền 100m2 là có ngay lô đất vị trí đẹp, chiết khấu vàng ngay.

10-49-26_1
Công trình đang còn thi công dở dang.

Một nhân viên tên giới thiệu là nhân viên địa ốc Kim Hoàng cho biết: Dự án khu nhà ở Tân Lập có tổng diện tích hơn 13,2 ha với hơn 700 nền, diện tích giao thông hơn 1ha. Tuỳ vào diện tích mà có giá từ 770 triệu đến hơn 1 tỷ đồng/nền. Hiện dự án khu nhà ở Tân Lập - Khu phố Future City đang được chủ đầu tư cho giữ chỗ 20 triệu/lô.

Sau mở bán nếu anh chị chuyển từ giữ chỗ sang cọc thì trong 7 ngày thì đóng cho chủ đầu tư 50% giá trị hợp đồng; trong vòng 60 ngày khách hàng thanh toán đợt 1 là 25% giá trị chuyển nhượng nền đất. Sau 45 ngày đóng đợt 2 thì đóng tiếp cho chủ đầu tư 10% giá trị chuyển nhượng nền đất. Và, trong vòng 45 ngày khi hoàn thành đợt 3 sẽ tiến hành thanh toán giá trị chuyển nhượng nền đất còn lại (đây là phương thức thanh toán (PTTT) làm 4 đợt).

Còn với PTTT làm 2 đợt thì sau khi mở bán khách hàng chuyển cọc và trong 7 ngày đóng 75% giá trị lô đất, sau 60 ngày đóng giai đoạn 2 giá trị chuyển nhượng nền đất còn lại (trừ tiền nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Với phương thức này khách hàng được chiết khấu 5% tổng số tiền. Ngoài ra khách hành có thể được chiết khấu tới 6% tổng số tiền vượt mức so với đợt thanh toán theo PTTT 4 đợt. Để được chiết khấu cao vậy khách hàng cần thanh toán 100% giá trị chuyển nhượng nền đất đã bao gồm cọc (trừ số tiếp nhận GCNQSDĐ) trong vòng 7 ngày kể từ ngày đặt cọc.

Một nhân viên khác cho biết: “Hiện dự án bên em đã bán gần hết, anh chị có mua giờ chỉ còn lại một số căn góc và diện tích rộng. Đây là dự án sinh lời tốt, khi cơ sở hạ tầng đang được làm đồng bộ”. Tuy nhiên khi chúng tôi hỏi pháp lý thì những viên này cho biết hiện tại dự án đã có giấy phép 1/500, đang tiến hành xây dựng, trong vòng khoảng 6 đến 8 tháng nữa là có sổ sang tên cho khách hàng.

10-49-26_2
Vấn đề thoát nước của dự án sẽ ra sao khi hệ thống thoát nước ở khu vực xã Tân Lập gần như chưa có?

Tuy nhiên, theo thông tin từ Sở Xây dựng Bình Dương thì đến hiện tại dự án mới chỉ có được chấp thuận chủ đầu tư, phê duyệt quy hoạch nhiệm vụ chi tiết 1/500. Chủ đầu tư đang tiến hành hoàn thiện theo yêu cầu của quy hoạch 1/500 và Sở chưa chưa có văn bản nào chấp thuận hay cho phép chủ đầu tư Tân Lập đủ điều kiện bán, giao dịch của dự án trên.
 

Nguy cơ rủi ro cao

Nếu tính theo PTTT làm 4 giai đoạn thì sau 6 tháng chủ đầu tư đã thu khách hàng lên đến gần 99% giá trị hợp đồng. Trong khi đó, khách hàng chỉ còn giữ vài phần trăm giá trị hợp đồng để lấy sổ hồng. Còn đối với PTTT làm 2 đợt thì khách hàng đóng tiền nhiều trong thời gian ngắn nguy cơ càng rủi ro hơn.

Bởi, theo Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Dương, việc chủ đầu tư được ra sổ được quy định rõ tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai: Điều kiện dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền, bao gồm: Phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện. Chủ đầu tư dự án phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gồm các công trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt.

Phải đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực trước khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở; đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu gồm cấp điện, cấp nước, thoát nước, thu gom rác thải; Chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có)…

10-49-26_3
Xung quanh dự án vẫn đang còn rất nhiều cao su, dân cư xung quanh khu vực còn thưa thớt.

Như vậy, nếu theo nghị định trên thì hiện tại chủ đầu tư Tân Lập chưa đáp ứng đủ điều kiện để chuyển nhượng bán cho khách hàng.

(Kiến thức gia đình số 30)

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm